Từng là một bộ phim không được ai mua vé vào xem ở rạp, giờ đây, 12 Angry Men (1957) được nhìn nhận lại thành một trong những tuyệt tác nền điện ảnh Hoa Kỳ từng sản xuất.
12 Angry Men (1957) có nội dung khá đơn giản: một thanh niên trẻ bị truy tố tội giết cha. 12 người đàn ông thuộc bồi thẩm đoàn khi ấy phải quyết định liệu anh ta có tội hay vô tội. 11 người trong số này nhất trí bị cáo có tội để nhanh chóng tiễn anh ta đến án tử hình trên ghế điện. Tuy nhiên, 1 người duy nhất không đồng tình với bản án này. Và cả 12 người giờ phải ngồi bàn bạc lại bản án.
Được cố đạo diễn Sidney Lumet chỉ đạo, 12 Angry Men (1957) được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển nhất trong lịch sử diện ảnh Hoa Kỳ do những giá trị vô giá về nghệ thuật kể chuyện, nhân vật và việc mô tả những mối mâu thuẫn mà phim để lại cho nền công nghiệp phim ảnh Hollywood. Điều thú vị là khi được công chiếu vào năm 1957, 12 Angry Men không thu hút được ai đến rạp cả. Dĩ nhiên, ngày nay, cách nhìn nhận về phim rõ ràng đã thay đổi.
Dưới đây là 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong số các bộ phim kinh điển nhất điện ảnh nước Mỹ.
1. Bài học về tiềm năng mang đến sự kịch tính của những không gian hẹp
Trong suốt thời lượng 96 phút của 12 Angry Men, hầu hết các tình tiết quan trọng đều diễn ra trong căn phòng nóng nực với diện tích tương đối eo hẹp, chỉ gồm một cái bàn, những chiếc ghế, một cây quạt bị hỏng và một máy làm lạnh nước. 12 bồi thẩm đoàn được nhồi vào căn phòng ấy để thực hiện cuộc họp về bản án của bị cáo. Bên ngoài, cảnh sát được vũ trang đứng canh trong im lặng.
Khung cảnh ngột ngạt của 12 Angry Men hay làm người ta liên tưởng đến những khoảng khắc những thủy thủ tàu ngầm đối mặt với kẻ thù ngoài biển xanh sâu thẳm trong các bộ phim chiến tranh. Đó là cái cảm giác hồi hộp đến cực điểm khi họ bấu víu vào nhau và chờ đợi xem những quả bom hẹn giờ chuyên đánh phá tàu ngầm được quân địch thả xuống có tìm được họ hay không.
Trong 12 Angry Men, một quả bom như thế, một cách ẩn dụ, đang sừng sững trong phòng và mọi cánh cửa đều bị khóa chặt, nhưng 12 bồi thẩm đoàn không thể bấu víu nhau được, vì họ vốn không phải là một đội như các thủy thủ. Hi vọng duy nhất mà họ có là liên minh với nhau để chịu đựng khi sức công phá của quả bom kia khi nó phát nổ. Áp lực khủng khiếp toát ra khắp phòng được thể hiện qua những vần trang mướt mồ hôi của 12 người đang kẹt trong đó.
2. Những góc quay tuyệt đẹp
Cộng tác với Lumet, nhà quay phim Boris Kaufman, người từng đoạt được một giải Oscar trong hạng mục quay phim qua tác phẩm On The Waterfront (1954) của đạo diễn Elia Kazan, bắt đầu 12 Angry Men với những góc quay dễ chịu, gồm những cảnh quay rộng – khi các bồi thẩm đoàn bước phòng và nói vài câu xã giao, khiến người xem ban đầu có cảm giác tích cực về họ – khách quan, bình thường và hiền lành. Nhưng khi mạch cảm xúc của phim bắt đầu thay đổi, những góc quay cũng thay đổi theo.
Trải qua các cung bậc cảm xúc mãnh liệt của câu chuyện, máy quay như đang theo sát từng đoạn diễn biến một. Góc quay thay đổi từ điểm nhìn cao cho đến điểm ngang sao cho những đối tượng trong khung hình xuất hiện ngang tầm nhìn của người xem. Cuối cùng, góc quay tiến vào cận cảnh như thể muốn làm khán giả cảm thấy mình đang bị kéo vào cuộc tranh luận tưởng chừng như ngày càng lún sâu vào sự vô tận. Những góc quay rộng ban đầu nhường chỗ cho những pha cận cảnh để mô tả sự bực dọc lẫn sự giận dữ đã lên đến đỉnh điểm.
3. Diễn xuất thượng thừa
12 Angry Men quy tụ những diễn viên chất lượng của giai đoạn ấy. Henry Fonda vào vai Davis – người duy nhất bầu vô tội đối với bị cáo trẻ, là gương mặt nổi tiếng nhất dàn diễn viên bấy giờ. Nhưng màn biểu diễn của ông, dù được đánh giá là tuyệt vời, vẫn không thể sánh được với diễn xuất tổng thể của các diễn viên góp mặt ở bộ phim. Mỗi một diễn viên trong đây đều thể hiện hết sức mình với vai diễn của họ.
Phần lớn diễn viên của 12 Angry Men đều được biết đến qua các chương trình truyền hình mà họ từng tham gia. Ngay cả những tên tuổi lớn như Lee J. Cobb hay E.G Marshall cũng có nhiều lần công tác ở mảng truyền hình khi dự án điện ảnh của Lumet đang trong quá trình quay phim. Tất cả các diễn viên đều được đưa đến một căn phòng trong nhiều giờ vào cuối tuần để luyện tập cho các phân cảnh trong kịch bản, dù hôm ấy họ có tham gia quay phim hay không, nhằm trải nghiệm chân thật bầu không khí chật chội họ phải thể hiện trong phim.
4. Bộ phim là ví dụ điển hình của cách hệ thống pháp lý vận hành và ý nghĩa đằng sau “nghi ngờ hợp lệ”
Mặc dù nhiều khía cạnh pháp lý của các sự kiện diễn ra trong phòng bồi thẩm đoàn vượt quá giới hạn những gì có thể chấp nhận được ngày nay (như việc giới thiệu về con dao hay suy đoán về kính của phụ nữ), 12 Angry Men được Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ coi là một mô hình điển hình thể hiện cách vận hành của hệ thống tư pháp. Các thành viên cấp cao của tòa án xem bộ phim là nguồn cảm hứng đã đưa họ đến việc học luật. 12 Angry Men còn được sử dụng như một ví dụ cho các học sinh ngành luật phân tích và thảo luận.
Sự tài tình của bộ phim là những chi tiết trong phim, và cả cái kết cuối phim, khiến người xem tin rằng bị cáo là người vô tội. Nhưng khi trải qua một khoảng thời gian đủ lâu để ngẫm nghĩ kĩ lại các tình tiết, người xem bỗng nhận ra có khả năng bị cáo là kẻ đã thực hiện tội ác đó. Bộ phim xoáy vào khái niệm “nghi ngờ hợp lệ” (được coi là viên ngọc của nền pháp lý) trở thành phương tiện để rửa tội cho một tên giết người, nhưng mặt khác, phim cũng nói lên suy nghĩ: để một tên tội phạm thoát vòng lao lý liệu có tốt hơn để một người vô tội chết oan?
5. Phim chính kịch xét xử nhưng không xảy ra ở phòng xử án
12 Angry Men đem đến một cái nhìn mới mẻ hơn cho thể loại chính kịch xét xử, dòng phim đã đạt đến ranh giới bão hòa trong kỷ nguyên hiện đại. Sự ra đời của 12 Angry Men là một điều đáng mừng. Bộ phim cho thấy trước khi thể loại phim chính kịch xét xử trở nên rập khuôn và buồn chán, phim đã chủ động khai thác một khía cạnh khác của những cuộc xét xử.
Bộ phim năm 1954 không hề có những chi tiết sáo mòn như câu thoại “phản đối”, không có nhân chứng có thể thay đổi cục diện xuất hiện vào phút cuối, hay những lần kiểm tra chéo bằng chứng của các luật sư. 12 Angry Men chỉ cho thấy màn tranh luận nảy lửa giữa các bồi thẩm đoàn và buộc khán giả phải tự xâu chuỗi chúng lại với nhau.
6. Cách phản biện định kiến
Nhiều định kiến ám ảnh xã hội của chúng ta nhanh chóng được phơi bày trong căn phòng nóng nực của 12 bồi thẩm đoàn, rõ ràng nhất là thái độ bảo thủ và kì thị của chủ sỡ hữu một nhà sửa xe hơi do Ed Begley thủ vai: bồi thẩm đoàn thứ 10. Khi cuộc tranh luận ngày càng nóng lên, những người khác cũng bắt đầu bộc lộ những cái nhìn mang tính kì thị lẫn bảo thủ, từ sự dè bỉu của các bồi thẩm đoàn khác đối với sự thông thái của bồi thẩm đoàn thứ 9 (Joseph Sweeny) và nỗi nghi ngờ của họ đối với nhân chứng ở căn hộ bên dưới hiện trường vụ án. Phim đề cập thẳng thừng đến sự phân biệt với người nước ngoài, phân biệt giai cấp và nghề nghiệp ngày càng được bộc lộ khi các bồi thẩm đoàn tranh cãi về bản án.
Niềm vui mà các phân cảnh này đem đến khán giả là cách phản biện vô cùng sắc bén mà mỗi định kiến gặp phải khi xuất hiện. Đó có thể là một lời châm biếm hoặc một câu trả lời thẳng thắn sắc lẹm làm chủ nhân của định kiến ấy phải im lặng. Và câu chuyện cứ thế tiếp diễn. Phân cảnh điển hình của giai đoạn này có lẽ là khi nhân vật bồi thẩm đoàn thứ 10 (Ed Begley) gọi bị cáo là một kẻ ngốc, rằng “hắn còn không nói rành tiếng Anh nữa”. Ông ta đã phải im lặng trong xấu hổ khi bồi thẩm đoàn thứ 11 (George Voskovec), người đến từ một nước châu Âu không sử dụng tiếng Anh, đứng lên đáp lời của ông ta, đồng thời gửi một thông điệp rất rõ ràng đến kẻ kì thị.
7. Một bộ phim điện ảnh hay hơn cả phiên bản truyền hình tiền thân
12 Angry Men (1957) là phiên bản điện ảnh chuyển thể từ một bộ phim truyền hình dài 7 tập Twelve Angry Men (1954) được Reginald Rose biên kịch. Vài năm sau, phim được viết lại để xây dựng thành phiên bản điện ảnh năm 1957. Khi được biên tập lại để làm kịch bản cho dự án điện ảnh, nguyên tác truyền hình của Reginal Rose không có chỉnh sửa gì nhiều, ngoài trừ một số chi tiết như các đoạn độc thoại hay một số tương tác giữa các nhân vật được rút ngắn hoặc loại bỏ. Nhưng chúng được làm rất mát tay, ví như các phân cảnh thể hiện sự kì thị của bồi thẩm đoàn thứ 10. Trong phân cảnh ấy, ở phiên bản truyền hình, bồi thẩm đoàn số 10 có đoạn thoại dài lan man xoáy vào các nhóm dân tộc thiểu số và sự sinh sản giữa họ. Ở phiên bản điện ảnh, những chi tiết ấy được loại bỏ và không ai có vấn đề về điều đó cả.
Một điểm được chỉnh sửa nữa ở bản gốc của Rose là nhận định của bồi thẩm đoàn thứ 6, một người thợ sơn nhà khiêm tốn. Trong bản truyền hình, ông là người đã nêu lên nghi vấn về sự tín nhiệm của một trong hai nhân chứng tòa đã gọi lên trong vụ xét xử trước đó. Trong phiên bản điện ảnh, người làm điều này là bồi thẩm đoàn thứ 9. Điều này được đánh giá là hợp lý hơn, vì bồi thẩm đoàn thứ 9 từ đầu đến cuối hiện lên người đàn ông lớn tuổi, thông thái và là người có óc quan sát tinh tường.
8. 12 Angry Men làm người ta muốn xem thêm phim của Sidney Lumet
Lần đầu xem 12 Angry Men (1957), không ai tin được đây là bộ phim đầu tiên của Sidney Lumet với tư cách đạo diễn (bấy giờ, ông nổi tiếng với vai trò biên kịch và nhà sản xuất hơn). Bộ phim toát lên sự tự tin của bộ não đằng sau phim và trở thành ví dụ điển hình cho câc kể chuyện thẳng thắn và không cần đến sự cường điệu. Ngay khi 12 Angry Men (1957) kết thúc, người xem có thể xem thêm hai bộ phim điển hình nữa được Lumet nhào nặn.
Người xem có thể khám phá và so sánh các thủ tục hình cảnh trong 12 Angry Men với một bộ phim khác là The Offence, bộ phim có sự góp mặt của Sean Connery và Ian Bannen, được Lumet xây dựng vào năm 1973. Nếu không, người xem vẫn có thể thưởng thức một bộ phim nữa thể hiện cuộc giằng co quyền lực trong quân đội là The Hill, cũng được Sean Connery đóng chính.
9. 12 Angry Men có những lý lẽ hay nhất từng được đưa lên phim
Khi sự căng thẳng lắng xuống, người xem sẽ được 12 Angry Men chiêu đãi những lý luận sắc bén nhất thông qua sự tương tác giữa các nhân vật, nhất là cuộc tranh luận nảy lửa giữa bồi thẩm đoàn thứ 4 (E.G Marchall) điềm tĩnh và bồi thẩm đoàn thứ 3 (Lee J. Cobb) có phần duy ngã độc tôn với nhận định của bản thân.
Trong khi đó, bồi thẩm đoàn thứ 5 (Jack Klugman) cố gắng kiềm chế bản thân trước các lời nhận xét mang tính kì thị xuất thân của anh ta. Bồi thẩm đoàn số 1 (Martin Balsam), đồng thời là người giám sát bồi thẩm đoàn, bộc lộ sự bức xúc khi những người còn lại nghi ngờ vai trò của ông một cách không thể chân thật và phù hợp hơn với nét bất an được nhân vật này thể hiện ngay từ đầu. Là trung tâm của phim, bồi thẩm đoàn thứ 8 (Henry Fonda) mạnh mẽ đưa ra hàng loạt các lý lẽ và tận dụng mọi cơ hội để chứng minh những người khác đã sai với quyết định của mình.
10. Phim lột trần nhân vật một cách tài tình
12 Angry Men đầy rẫy những kiểu nhân vật điển hình trong xã hội (kẻ phân biệt chủng tộc, giám đốc mồm mép, nhân viên ngân hàng trầm tính). Cái hay của phim là ném tất cả họ vào một tình huống với nhau và nhìn họ bộc lộ con người thật của mình. Khi các nhân vật đa dạng như vậy tập trung vào một chỗ, để họ tương tác với nhau, và một vụ nổ là thứ nhất định sẽ xảy ra. Người xem không thể rời mắt khỏi họ được, như thể họ đang xem một chương trình thực tế.
Hãy lấy cách tương tác giữa bồi thẩm đoàn thứ 2 (John Fiedler) nhu mì và khiêm tốn với bồi thẩm đoàn thứ 3 nóng nảy làm ví dụ. Bồi thẩm đoàn thứ 2 như được coi như một con ruồi phiền phức với tính không chắc chắn của bản thân, nhưng lại xuất hiện đúng lúc để làm suy yếu luận điểm của bồi thẩm đoàn thứ 3.
11. Phim ngắn và đủ hiệu quả
12 Angry Men chỉ có thời lượng vỏn vẹn 96 phút, nên phim không là khán giả bị ngán. Bộ phim tranh thủ kể câu chuyện của phim một cách gọn gàng, tránh những điều là cốt truyện phân tán và tránh cả những tuyến truyện phụ. Xét trên nhiều khía cạnh, bộ phim đã có thể được lồng ghép các tuyến truyện về xuất thân của các nhân vật hay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, nhưng câu chuyện của phim được giữ tinh gọn. Bộ phim như một võ sĩ hạng nhẹ nhưng có thể tung ra cú đấm đầy uy lực.
12 Angry Men chuyên chú kể một câu chuyện mà không cần đến những chi tiết phụ để là phim thêm sâu sắc, vì sự sâu sắc đã có sẵn ngay trong mối mâu thuẫn của phim.
12. Một cái kết vô cùng có sức nặng với tính hiện thực
“Thôi, chào nhé!”. Sau khi mọi chuyện kết thúc, góc quay của phim trở về khoảng cách thoải mái ban đầu. Người xem như được giải thoát khỏi cảm giác ngột ngạt khi 12 bồi thẩm đoàn bước ra khỏi tòa án và đầm mình vào không gian rộng rãi bên ngoài. Hai bồi thẩm đoàn trong số này dừng lại để nói với nhau vài lời. Khán giả được biết tên hai người họ và chứng kiến những con người này trở lại với cuộc sống thường trực của mình. Ngay lúc này, người xem cảm nhận được tính hiện thực đã làm bộ phim trở nên chân thật đến vật trong khoảng thời gian vừa qua. Không có tiếng vỗ tay, không có những cái vỗ lưng động viên nào, không có khoảng khắc hứa hẹn về tình bạn nào. Ta chợt nhận ra họ, những bồi thẩm đoàn, đã thực hiện xong nghĩa vụ công dân và giờ họ sẽ tiếp tục sống cuộc sống của họ mà không có lý do gì để gặp nhau nữa. Đó là điều không cần thiết.
Đây là khoảng khắc nhắc nhở người xem rằng sự việc trong phim là tồn tại trong xã hội như một hằng số, xảy ra thường xuyên, và bình thường đến thế nào trong cuộc sống của con người. Thật là một điều thú vị khi biết những luận điểm trong bộ phim 12 Angry Men này vẫn còn tồn tại và được tái hiện ở nhiều ngóc ngách trên thế giới cho đến tận ngày nay.
Nguồn: Taste of Cinema
Bạn thấy bài viết 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ bên dưới để Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE
Nhớ để nguồn bài viết này: 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ của website nyse.edu.vn
Chuyên mục: Giải trí
[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ” less=”Read less”]
Tóp 10 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Video 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
Hình Ảnh 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Tin tức 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Review 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Tham khảo 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Mới nhất 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Hướng dẫn 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
#lý #tại #sao #Angry #Men #là #một #trong #những #phim #kinh #điển #của #điện #ảnh #Mỹ
Tổng Hợp 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
Wiki về 12 lý do tại sao 12 Angry Men (1957) là một trong những phim kinh điển của điện ảnh Mỹ
[/expander_maker]