Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

Bạn đang xem: Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018 tại tieuhocdongphuongyen.edu.vn

Mặc dù chỉ mới trải qua 6 tháng đầu của năm 2018, nhưng chỉ ngần ấy thời gian cũng đủ khiến tình hình của thế giới anime trở nên vô cùng thú vị với vô số những bộ anime tuyệt vời được ra mắt. Tuy đa phần vẫn là những bộ anime mang đậm chất học đường nhưng những cái tên sau đây chắc chắn sẽ gây cho bạn sự tò mò. Hãy cùng theo dõi Bảng xếp hạng những anime hay nhất trong nữa năm 2018 nhé!

16.  Last Period: the Journey to the End of the Despair

Giám đốc sản xuất: Yoshiaki Iwasaki

Phụ trách Series: Hideki Shirane

Thiết kế và đạo diễn: Mika Takahashi

Nhà sản xuất: J.C.STAFF

Period là một trong những anime thuộc thể loại fantasy khá đậm nét. Phim kể về thế giới huyền thú được gọi là “Spirals”, những Spirals được tạo ra bởi linh hồn của những người đã qua đời trong sự đau đớn và buồn tủi nên chúng mang đầy nỗi uấn hận, sự xuất hiện của những Spiral là sự đe dọa đối với đời sống của loài người. Chính vì thế, những người có khả năng chiến đấu mạnh mẽ là tất cả những gì thế giới này cần đến. Những người này sẽ phải trải qua kì thi tuyển chọn để được nhận vào các phân phu “Arc End” và ai vượt qua kì thi tuyển sẽ được gọi với cái tên là “Period”. Haru – một Period tập sự – người thất bại trong kỳ thi tuyển sinh lần thứ 38, đã vô tình thừa nhận bản thân là “Trợ lý của Period” trong phân khu Arc End 8 – phân khu đã bị tổng bộ Arc End quyết định bỏ mặc sau khủng hoảng kinh tế mà nguyên nhân là do vụ trộm đầy bí ẩn tại phân khu này. Cùng với 2 người còn lại của phân khu là Gazel và Liese, Haru đã bắt đầu cuộc hành trình của mình để khôi phục lại phân khu 8.

Period là một trong những anime thuộc thể loại fantasy khá đậm nét.Period là một trong những anime thuộc thể loại fantasy khá đậm nét.

15. Today’s Menu for the Emiya Family

Giám đốc sản xuất: Takahiro Miura, Tetsuhito Sato

Thiết kế nhân vật: Touko Uchimura

Như để thay đổi khẩu vị cho sự ra đời của quá nhiều anime thuộc thể loại hành động và thiếu đi tính chất gia đình, Today’s Menu for the Emiya Family chính là thể loại anime phù hợp dành cho những người muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Xét về độ hấp dẫn của loạt anime đình đám Fate thì Today’s Menu for the Emiya Family là phần thú vị nhất của Fate.

Không giống như loạt phim đã ra mắt khán giả từ trước đến nay mang đậm chất hành động và viễn tưởng với những cảnh chiến đấu và chết chóc, Today’s Menu mang sắc thái khác hoàn toàn vì được sáng tác theo hướng hài hước và khá ấm cúng. Cuộc sống nhàn nhã của Emiya và Saber thông qua việc nấu nướng những món ăn thường nhật được phản ánh trong suốt bộ phim sẽ biến phần này giống như series anime chuyên hướng dẫn cách nấu ăn một cách tinh tế và mang đậm hơi ấm của gia đình hơn những phần trước. Với những đặc điểm như trên, có thể nói Today’s Menu for the Emiya Family là anime hoàn hảo để thư giãn và tận hưởng cùng gia đình mỗi ngày.

Today's Menu for the Emiya Family là anime hoàn hảo để thư giãn và tận hưởng cùng gia đình mỗi ngày.Today’s Menu for the Emiya Family là anime hoàn hảo để thư giãn và tận hưởng cùng gia đình mỗi ngày.

14. Sword Art Online Alternative: Gun Gale Online

Giám đốc sản xuất: Masayuki Sakoi

Phụ trách, kịch bản: Yousuke Kuroda

Thiết kế nhân vật: Yoshio Kozakai

Nhà sản xuất: Studio 3hz

Khác với loạt anime SAO được ra mắt trước đó với hai nhân vật chính là Kirito và Asuna, ở phần này phim lại xoay quanh một nhân vật nữ khác chưa từng xuất hiện trong series. Cô nàng Karen Kohiruimaki là sinh viên đại học và là người sở hữu chiều cao đáng nể (1m83), tuy có ngoại hình khá lí tưởng nhưng cô lại khá tự ti về chiều cao của mình, thêm vào đó cô lại là người trầm tính và không giỏi trong việc giao tiếp với bạn bè. Cô tìm đến giải pháp là đắm chìm trong thế giới của Gun Gale Online với tạo hình nhân vật trái ngược với vẻ ngoài và tính cách của mình ở đời thực – một cô bé nhỏ nhắn tên LLENN với bộ trang phục màu hồng và chiều cao 1m5, vô cùng đáng yêu và hoạt bát.

Thừa hưởng sự quyết liệt trong loạt SAO đã từng được tung ra trước đó, Sword Art Online Alternative: Gun Gale Online xứng đáng được đánh giá là bộ anime sở hữu hệ giá trị riêng biệt nhưng vẫn không thoát khỏi vòng lẩn quẩn về thế giới trong game như loạt phim gốc, mặc dù vậy, âm điệu của thế giới Gun Gale Online không khác biệt nhiều so với phần trước.

13. Karakai Jozu no Takagi-san

Giám đốc sản xuất: Hiroaki Akagi

Phụ trách âm nhạc: Michiko Yokote

Thiết kế nhân vật: Aya Takano

Nhà sản xuất: Shin-Ei Animation

“Nếu cậu đỏ mặt thì cậu sẽ thua” đó là luật lệ từ trò chơi mà Takagi dành cho Nishikata. Câu chuyện kể về việc cậu bé Nishikata, một cậu học sinh cấp hai, luôn bị cô bạn hàng xóm tìm cách trêu chọc mỗi ngày. Để trả thù, cậu đã luôn đề ra vô số kế hoạch để có thể tấn công Takagi khi ở lớp, không chỉ không bị ảnh hưởng mà Takagi còn luôn chuẩn bị sẵn sàng để làm cho những kế hoạch của Nishikata bị sụp đổ. Thay vì cảm thấy suy sụp hay bất lực trước Takagi, cậu lại càng cảm thấy vui và càng khẳng định rõ ràng tình cảm mà Takagi dành cho cậu. Không quá hài hước như một số series thuộc thể loại tương tự, nhưng Karakai Jozu no Takagi-san đã tạo nên cảm giác vô cùng hoàn hảo với những câu chuyện gần gũi với cuộc sống thực tế hơn.

Không quá hài hước như một số series thuộc thể loại tương tự, nhưng Karakai Jozu no Takagi-san đã tạo nên cảm giác vô cùng hoàn hảo với những câu chuyện gần gũi với cuộc sống thực tế hơn.Không quá hài hước như một số series thuộc thể loại tương tự, nhưng Karakai Jozu no Takagi-san đã tạo nên cảm giác vô cùng hoàn hảo với những câu chuyện gần gũi với cuộc sống thực tế hơn.

12. Sanrio Boys

Giám đốc sản xuất: Masashi Kudo

Phụ trách Series: Takashi Aoshima

Thiết kế nhân vật: Atsuko Nakajima

Nhà sản xuất: Studio Pierrot

Bạn đã từng có sở thích hâm mộ những linh vật với độ dễ thương cực max chưa? Nếu đã từng có một thời yêu thích chúng thì đây ắt hẳn là bộ anime phù hợp dành cho bạn rồi đấy. Sanrio Boys là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là cậu nam sinh tên Kouta Hasegawa, cậu luôn cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ về sở thích “không hề nam tính” của mình, đó là việc dành tình yêu đối với chú cún con Pompompurin – linh vật với vẻ ngoài vô cùng đáng yêu. Sau cuộc gặp gỡ với những người có cùng niềm yêu thích như mình, nhất là hai cậu bạn cùng trường là Yu Mizuno và Shunsuke Yoshino, Kouta đã dần chấp nhận bản thân mình hơn và cả việc thể hiện niềm yêu thích với các “thần tượng đáng yêu” này, thay vì cảm giác ngại ngùng, xấu hổ như trước.

11. Mitsuboshi Colors

Giám đốc sản xuất: Tomoyuki Kawamura

Phụ trách âm nhạc: Shougo Yasukawa

Thiết kế nhân vật: Takumi Yokota

Nhà sản xuất: Silver Link

Mitsuboshi Colors là câu chuyện thú vị xoay quanh ba cô bé học sinh tiểu học là Kotoha (một đứa trẻ rất yêu thích những trò video game và luôn tìm cách “phá đảo” bằng sự gian lận), Yui (nhà lãnh đạo tài ba nhưng luôn có thể rơi nước mắt bất cứ lúc nào) và cuối cùng là Sacchan (một đứa trẻ trông rất thông minh nhưng đầu óc thì vô cùng có vấn đề). Cả ba cùng nhau thành lập nên một tổ chức được gọi là “Colors” – “Tổ chức công lý” với nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho khu phố mà cả ba đang sống. Bằng những chuyến “tuần tra” mỗi ngày, ba cô bé luôn là nỗi “khiếp sợ” đối với viên cảnh sát có nhiệm vụ tuần tra trong khu phố này bởi sở thích của chúng là làm phiền viên cảnh sát những khi quá rảnh rỗi. Thông qua nhiều hành động, cuộc trò chuyện vô cùng vô lý của cả ba và tính tiết vui nhộn được tạo ra và càng trở nên thú vị khi cả người lớn cũng bị cuốn vào những câu chuyện của “Tổ chức Colors” này.

10. My Hero Academia Season 3

Giám đốc sản xuất: Kenji Nagasaki

Phụ trách series: Yosuke Kuroda

Thiết kế nhân vật: Yoshihiko Umakoshi

Nhà sản xuất: BONES

Deku và những người bạn lại tiếp tục đến với fan hâm mộ trong phần thứ ba của series My Hero Academia. Khác với những phần trước, phần này được đánh giá là hơi khiêm tốn vì thiếu đi các trận đấu ly kì và các buổi tập luyện gian nan của những học viên khoa anh hùng của học viện Yuuei, chính điều này đã khiến My Hero Academia Season 3 đánh mất một phần sự thu hút đối với fan hâm mộ và tuột hạng. Đây là điều không thể phủ nhận vì có thông tin cho rằng Studio BONES hiện đang tập trung nhân lực cho dự án khá hấp dẫn sắp ra mắt trong thời gian tới.

Nói như thế không có nghĩa là season 3 sẽ đánh mất đi phần ý nghĩa vốn có của toàn bộ series mà ngược lại, chủ nghĩa anh hùng được đề cập trong những phần trước vẫn được đề cao ở season này, chính điểm này đã giúp cho My Hero Academia Season 3 giữ lại được mạch truyện vốn có và giúp những khán giả khó tính hài lòng hơn một chút. Các trận chiến chống lại cái ác vẫn sẽ tiếp tục bên cạnh sự xuất hiện của những kẻ thù mới, Deku và những học sinh của học viện Yuuei sẽ đối đầu với nhiều thử thách phía trước trên con đường trở thành Hero như thế nào? Hãy cùng cùng thưởng thức Season 3 của My Hero Academia nhé.

9. Laid-Back Camp

Giám đốc sản xuất: Yoshiaki Kyougoku

Phụ trách âm nhạc: Jin Tanaka

Thiết kế nhân vật: Mutsumi Sasaki

Nhà sản xuất: C-Station

Câu chuyện kể về cô bé tên Rin với sở thích đạp xe một mình đến những nơi mà cô có thể nhìn ngắm núi Phú Sĩ hùng vĩ. Trong một lần đạp xe đến đến khu hồ Motosu để thực hiện niềm yêu thích của mình, cô đã tình cờ gặp được Nadeshiko – một cô bé có sở thích cắm trại và yêu thích những hoạt động ngoài trời, cũng đang trong chuyến dã ngoại một mình tại vùng hồ Motosu này. Thế rồi cả hai cùng nhau cắm trại, cùng dựng trại, đốt lửa trại, ngắm những vi sao về đêm, chia sẻ sở thích của bản thân và những câu chuyện thú vị.

Đây là kiểu cốt truyện khá cổ điển về những con người hướng nội gặp được những con người hướng ngoại và học cách hòa mình với thế giới tươi đẹp tốt hơn. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng điều hấp dẫn của bộ anime khiến nó nằm trong top đầu chính là việc mô tả khung cảnh trong phim hoàn toàn giống với những cảnh ngoài đời thật. Từ khung cảnh vùng đồi núi phía nam của tỉnh Yamanashi – Nhật Bản, nơi Rin đạp xe qua ở đầu phim cho đến khung cảnh khu hồ Motosu, nơi Rin và Nadeshiko cắm trại cũng giống với cảnh thực tế một cách kinh ngạc.

Ngoài những miêu tả chân thật về khung cảnh ra thì có thể nói đây là một bộ anime vô cùng dễ thương, với âm điệu nhẹ nhàng, bầu không khí ấm cúng được tạo dựng qua mỗi tập phim và hơn hết là dàn nhân vật hết sức “kawaiii”. Chắc chắn anime này sẽ lấy lòng được những khán giả khó tính của Laid-Back Camp. Đối với một vài người thì việc cắm trại quả là điều không dễ dàng, nhưng sau khi xem xong Laid-Back Camp, rất có thể ai cũng sẽ muốn thử cảm giác được một lần cắm trại cùng với bạn bè hoặc người thân đấy.

8. GeGeGe no Kitaro (2018)

Giám đốc sản xuất: Koji Ogawa

Phụ trách Series: Hiroshi Oonogi

Thiết kế nhân vật, đạo diễn chính: Sorato Shimizu

Nhà sản xuất: Toei Animation

Mặc dù không mấy phổ biến ở những quốc gia khác, thế nhưng GeGeGe no Kitaro là một trong những thương hiệu nổi tiếng gắn liền với lịch sử hoạt hình của Nhật Bản, tính đến năm 2018 thì đây đã là series thứ 6 và cũng là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thành bức tranh ghép về GeGeGe no Kitaro (tất nhiên là bao gồm những phần ngoại truyện). Câu chuyện là bức chân dung cuộc sống của cô bé Mana Inuyama – một cậu bé có cuộc sống vô cùng bình thường nhưng thật ra cậu lại là người cuối cùng còn sống sót của Bộ Lạc Ma. Sự tồn tại của cậu giống như sự kết nối giữa loài người và thế giới của ma quỷ, giúp con người và ma quỷ có thể đoàn kết với nhau. Bên cạnh cậu luôn có những người bạn là Nezumi-Otako (người chuột); eko-Musume (cô mèo); và một loạt những nhân vật ma quỷ khác thường xuất hiện trong những câu chuyện dân gian của Nhật Bản.

Dù là bộ phim về thế giới của ma quỷ nhưng nội dung lại vô cùng nhân văn và hài hước. Bộ phim còn là sản phẩm đánh dấu kỉ niệm 50 năm kể từ ngày manga gốc của GeGeGe no Kitaro được ra mắt công chúng vào năm 1960.

Dù là bộ phim về thế giới của ma quỷ nhưng nội dung của GeGeGe no Kitaro lại vô cùng nhân văn và hài hướcDù là bộ phim về thế giới của ma quỷ nhưng nội dung của GeGeGe no Kitaro lại vô cùng nhân văn và hài hước

7. Pop Team Epic

Giám đốc sản xuất: Jun Aoki, Aoi Umeki

Phụ trách âm nhạc: Jun Aoki

Nhà sản xuất: Kamikaze Douga

Pop Team Epic có vẻ là trải nghiệm về anime khá đáng nhớ trong thời gian gần đây. Được xây dựng đúng với tinh thần của manga gốc, Pop Team Epic là câu chuyện về hai cô bé nữ sinh trung học là Popuko (một cô bé nhỏ bé và vô cùng dễ tức giận) và Pipisi ( đối lập với Popuko, cao hơn một tí và có khả năng giữ bình tĩnh đáng nể). Cùng với nhau, hai cô bé là chuyên gia trong việc làm nên những chuyện điên rồ và khá khó hiểu, họ thường có những hành động điên khùng và hay chửi thề như những thủy thủ trong bộ anime Absurdist nhưng lại hài hước một cách lố bịch.

Sau khi anime này được chính thức công chiếu rộng rãi trên màn ảnh ở Nhật Bản, các fan hâm mộ của thế giới anime đã khá ngỡ ngàng và bàng hoàng vì không biết nên thể hiện cảm xúc như thế nào với bộ anime này. Thậm chí, chính tác giả của bộ truyện đã lên tiếng đầu tiên rằng “Tôi không thích nó” mặc dù ông chính là người đã tham gia phần giám sát từng tập trong quá trình dựng phim, còn đạo diễn thì lại thể hiện “xúc cảm lẫn lộn” sau khi xem lại bộ phim từ đầu đến cuối… Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng Pop Team Epic là bộ anime khá nổi tiếng, có lẽ chính sự điên rồ và khó hiểu đến mức gây bàng hoàng cho cộng đồng Otaku nên nó đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

6. MEGALOBOX

Giám đốc, thiết kế ý tưởng: Yoh Moriyama

Kịch bản: Katsuhiko Manabe, Kensaku Kojima

Thiết kế nhân vật: Hiroshi Shimizu

Nhà sản xuất: TMS Entertainment 3xCube

Vốn là sản phẩm được xây dựng như dự án kỷ niệm 50 năm sự kiện ra mắt của bộ manga boxing cổ điển Ashita no Joe, MEGALOBOX là câu chuyện kể về xã hội trong tương lai, nơi có những công dân phải được cấp phép để có thế được sinh sống trong thành phố giàu có và đầy đủ tiện nghi, và bên ngoài thành phố là những con người phải sống trong những khu ổ chuột, không được cấp phép và phải sống trong nghèo đói. Tại thế giới này, Megalo Boxing trở thành môn thể thao phổ biến trên thế giới, hiểu đơn giản thì đây cũng giống như môn thể thao boxing ngoại trừ những võ sĩ tham gia khi thi đấu phải mặc lên mình bộ khung kim loại cơ học hỗ trợ cho những cú ra đòn nguy hiểm và uy lực hơn.

Junk Dog là cậu thanh niên trẻ thường xuyên tham gia trong những giải đấu MEGALOBOX bất hợp pháp ở thế giới ngầm, dưới sự huấn luyện và chỉ đạo của vị huấn luyện viên Gansaku Nanbu. Một sự kiện xảy ra đã khiến anh có ý định nhắm đến giải đấu Megalonia – giải đấu quan trọng nhằm tìm ra võ sĩ quyền lực nhất và chỉ những người được tuyển chọn gắt gao mới có thể tham dự giải đấu này. Yếu tố thu hút khán giả của MEGALOBOX chính là sự liên kết độc đáo mà đạo diễn Yoh Mariyama đã đem đến; một thế giới đông đúc với sự phân chia rõ rệt giữa những người là công dân của thành phố hiện đại và những người không phải công dân của thành phố ấy. Cùng với nhạc nền ấn tượng, những cảnh hành động đẹp mắt và được chăm chú cẩn thận bởi đội ngũ kĩ thuật. Có thể nói MEGALOBOX là bộ anime được đầu tư rất chỉnh chu, khiến khán giả có thể cảm nhận rằng những người làm nên bộ anime này đã rất tâm huyết và biết chính xác về thể loại anime mà họ đang tạo ra.

5. DEVILMAN crybaby

Giám đốc sản xuất: Masaaki Yuasa

Phụ trách âm nhạc: Ichirou Ookouchi

Thiết kế nhân vật: Ayumi Kurashima, Kiyotaka Oshiyama

Nhà sản xuất: Science Saru

Kể từ khi trở thành người đồng sáng lập của Science Saru, đây là lần đầu tiên Masaaki Yuasa nhận trách nhiệm làm đạo diễn cho một bộ anime dài tập sau một thời gian dài hoạt động tích cực tại studio mới. Và việc đầu tiên ông đã làm đó là tái hiện lại Devilman – bộ manga cổ điển của tác giả Go Nagai, nhưng ông có một vài thay đổi trong chuỗi sự kiện bằng cách đưa cốt truyện đến bối cảnh của thời hiện đại nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên được cốt truyện gốc của manga. DEVILMAN crybaby là câu chuyện về cậu thiếu niên tốt bụng Akira Fudo sau khi nghe người bạn thân nhất của mình – Ryo Asura – thông báo về việc ma tộc cổ xưa đã trở lại để xâm chiếm thế giới của loài người. Cách duy nhất để ngăn chặn sự việc này là Fudo phải kết hợp với một con quỷ và lợi dụng sức mạnh của nó chống lại ma tộc. Chấp nhận việc hợp nhất với quỹ dữ, Akira Fudo đã trở thành Devilman, sở hữu sức mạnh bá đạo của quỷ dữ nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn phần linh hồn của con người.

Thật sự thì với những người từng hâm mộ bộ manga Devilman, những thay đổi trong phiên bản anime khá khó chịu và khá là khó thích ứng với nội dung siêu bạo lực, nhiều yếu tố dục vọng và cả những cảnh tượng giết chóc khá kinh hoàng và nặng nề. Bạn sẽ phải mất một thời gian khá dài mới có thể “tiêu hóa” được nội dung mà DEVILMAN crybaby muốn chuyển tải đến. Tuy vậy, sức ảnh hưởng của bộ anime vẫn là một điều không thể chối từ đối với cộng đồng Otaku.

4. Hinamatsuri

Giám đốc sản xuất: Kei Oikawa

Phụ trách, kịch bản: Keiichiro Ochi

Thiết kế nhân vật: Kanetoshi Kamimoto

Họa sĩ chính: Tetsuya Takeuchi, Ryo Araki, Kuniaki Masuda, Kenrou Tokuda

Hoạt hình sản xuất: FEEL.

Được chuyển thể từ bộ manga cùng tên, Hinamatsuri là câu chuyện nói về cuộc gặp gỡ “trời đánh” của một gã Yakuza (danh từ để gọi những tên xã hội đen Nhật Bản) tên Yoshifumi Nitta và cô gái tên Hina khi cô đột nhiên từ trên trời rơi xuống ngay đầu Nitta. Hina là một cô gái sở hữu siêu năng lực kì lạ và nếu không được sử dụng năng lực một cách thường xuyên thì cô sẽ không thể kiềm chế bản thân mà phát điên lên, phá hủy mọi thứ xung quanh cô. Đối với một Yakuza như Nitta thì năng lực của Hina là “món quà” vô cùng có lợi cho công việc của gã, nhưng thay vì vui mừng thì gã lại vô cùng sợ khi Hina sử dụng năng lực vì những “khuyến mãi” kèm theo. Vì một lý do nào đó mà hai người đã quyết định sống với nhau dưới thân phận của hai “cha-con” và rồi cuộc sống Yakuza của Nitta đã được “tô điểm” thêm bằng hàng loạt những tình huống “khó đỡ” kể từ khi gặp Hina.

Nhìn tổng thể thì đây giống như một anime chứa nhiều tình tiết gây hài từ bình thường đến vô lý, cộng thêm hình tượng nhân vật của cô bé Hina được tạo nên vô cùng duyên dáng và đôi khi có những khoảnh khắc vô cùng chân thành dành cho Nitta, thì đây quả là bộ anime hài hước – kì quặc – vô cùng tuyệt vời. Chắc chắn rằng Hinamatsuri sẽ đem đến nhiều tràng cười thú vị cho bạn và bạn bè, đồng thời cũng sẽ nhận được cảm tình từ cộng đồng hâm mộ Anime Nhật Bản.

3. Violet Evergarden

Giám đốc sản xuất: Taichi Ishidate, Haruka Fujita

Phụ trách âm nhạc: Reiko Yoshida

Thiết kế nhân vật: Akiko Takase

Nhà sản xuất: Kyoto Animation

Không thể phủ nhận độ nổi tiếng của Violet Evergarden trong cộng đồng Otaku ngay sau khi anime này chính thức ra mắt khán giả. Bộ anime kể về cô gái tên Violet, trong một cuộc chiến tranh cô đã mất đi cha mẹ và đối với cô cuộc sống đã trở nên vô nghĩa từ ấy. Cô tham gia vào dự án mang tên Auto Memory Dolls – những con búp bê lưu trữ trí nhớ tự động. Chúng tiếp nhận suy tư của con người, chuyển thành ngôn từ và vận chuyển những văn bản này đến người nhận. Trước khi tham gia vào dự án này, cô đã từng được biết đến với tư cách là “chiến thần” trên chiến trường, là món “vũ khí chiến tranh” vô cùng lợi hại, là nỗi khiếp sợ của bất cứ binh sĩ nào khi nghe đến tên cô. Chiến tranh kết thúc, cô lui về ở ẩn và trong thời gian tham gia dự án cô bắt đầu hứng thú với nó. Cô quyết định trở thành người học việc và một con búp bê để lưu trữ kí ức.

Sau khi chính thức ra mắt khán giả, Violet Evergarden đã thật sự trở thành siêu phẩm bom tấn được nhắc đến ở tất cả các cộng đồng anime trên thế giới. Với gương mặt mang vẻ đẹp trong sáng, lòng trung thành tuyệt đối, sự ngây thơ đến khờ dại,… tất cả những yếu tố tạo nên hình tượng của Violet đã khiến cho Violet Evergarden sau khi phát sóng đã thu hút lượng rating cao gấp 10 lần so với phiên bản manga. Với chủ đề chiến tranh nhưng lại không quá nặng nề về những cảnh chiến đấu chết chóc mà ngược lại, yếu tố tình cảm trong đó có thể khiến bất cứ ai xem qua cũng cảm thấy nghẹn trong lòng. “Nếu bạn cần một bộ anime có thể khiến bạn rơi nước mắt, Violet Evergarden rất vui lòng phục vụ mong ước của bạn” (trích bình luận của một bạn fan hâm mộ.)

Sau khi chính thức ra mắt khán giả, Violet Evergarden đã thật sự trở thành siêu phẩm bom tấn được nhắc đến ở tất cả các cộng đồng anime trên thế giới.Sau khi chính thức ra mắt khán giả, Violet Evergarden đã thật sự trở thành siêu phẩm bom tấn được nhắc đến ở tất cả các cộng đồng anime trên thế giới.

2. After The Rain

Giám đốc sản xuất: Ayumu Watanabe

Phụ trách âm nhạc: Deko Akao

Thiết kế nhân vật: Yuka Shibata

Nhà sản xuất: WIT

After The Rain là bộ anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên và được chính thức ra mắt vào thời điểm đầu năm 2018. Nội dung câu chuyện xoay quanh cô gái tên Akira Tachibana – một nữ sinh trung học 17 tuổi và có cuộc sống khá khép kín, ít thể hiện bản thân mình trước mọi người xung quanh. Vì một vài lí do, Akira Tachibana buộc phải rời khỏi câu lạc bộ mà cô đã rất tâm huyết trong suốt thời thanh xuân của mình, nơi cô dành hầu hết tình yêu thương và khiến cô luôn cảm thấy hạnh phúc. Akira luôn che giấu một bí mật nho nhỏ là tình yêu dành cho “chú” Masami Kondou 45 tuổi, người quản lý của quán ăn nơi mà cô làm việc. Cuộc gặp gỡ giữa cô và người quản lý chính là “liều thuốc” duy nhất khiến cô cảm thấy có những điều tốt đẹp đợi mình sau những cơn mưa.

Dùng thời tiết để nói lên tâm trạng của nhân vật là một trong những thủ thuật đã cũ nhưng không bao giờ lạc hậu đối với nghệ thuật làm phim, hướng xây dựng nhân vật khá duyên dáng, cộng thêm những câu chuyện đầy mới mẻ, lãng mạn và nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần lôi cuốn và hấp dẫn đã khiến After The Rain – câu chuyện tình lãng mạn nhưng cũng đầy u sầu – trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với những bộ anime khác.  

1. A Place Further Than the Universe

Giám đốc sản xuất: Atsuko Ishizuka

Phụ trách âm nhạc: Jukki Hanada

Thiết kế nhân vật: Takahiro Yoshimatsu

Nhà sản xuất: MADHOUSE

Không thể phủ nhận sự thành công và tầm nhìn tốt trong cách đầu tư chuyển thể những bộ manga của MADHOUSE khi bất kì bộ anime nào do họ sản xuất đều chiếm được nhiều cảm tình của những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản, và tất nhiên dự án mang tên A Place Further Than the Universe cũng không phải là ngoại lệ. Bộ anime là câu chuyện kể về Mari Tamaki, một nữ sinh trung học năm hai. Cô là kiểu người luôn muốn tận dụng tối đa tuổi trẻ của mình và muốn đạt được thành tựu nào đó to lớn trong khi vẫn còn đang ở độ tuổi có thể bị xao lãng bởi bất cứ điều gì thú vị. Nhưng bất cứ khi cố gắng thực hiện một điều gì đó, cô lại luôn do dự thực hiện dù đã đến bước cuối cùng. Một ngày nọ, cô tình cờ gặp được Shirase Kobuchizawa, một cô gái đã dành thời gian dài để có thể tiết kiệm được khoảng tiền lớn để thực hiện ước mơ lập dị của mình là làm cuộc hành trình đến Nam Cực – nơi mà mẹ của Shirase biến mât vào ba năm trước. Tamaki mau chóng bị Shira thu hút và cùng cô tham gia chuyến hành trình này. Cùng với hai người khác là Hinata Miyake và Yuzuki Shiraishi, cả 4 người cùng nhau tham gia chuyến thám hiểm hướng về phía cùng đất Nam Cực xa xôi.

Toàn bộ phim được MADHOUSE phủ lên tông màu nhẹ nhàng, khá dễ chịu, đem lại cảm giác tươi mới và mát mẻ. Thêm vào đó, nội dung dù là đề tài về học đường nhưng lại không quá nặng nề về áp lực thi cử, học hành, hay những tình cảm đôi lứa tuổi mới lớn mà chủ yếu nhấn mạnh ước muốn khám phá mọi thứ của tuổi trẻ. Bên cạnh những tình huống dở khóc dở cười mà nhóm bạn gây ra, khán giả còn có thể thấy khá nhiều thông điệp về tình bạn, sự gắn kết, bổ sung khiếm khuyết cho nhau,… được xen lẫn trong câu chuyện đậm chất phiêu lưu với nhiều cung bậc cảm xúc nhưng lại vô cùng phù hợp với lứa tuổi học trò. Phim được xây dựng với nhịp điệu vừa phải nhưng vẫn có những lúc khiến người xem cảm thấy bị thúc giục thực hiện những chuyến khám phá để có nhiều trải nghiệm khó quên như bốn cô gái trong câu chuyện.

Nguồn: Thrillist

Bạn thấy bài viết Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018 có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018 bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: tieuhocdongphuongyen.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018 của website tieuhocdongphuongyen.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018″ less=”Read less”]

Tóp 10 Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Video Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

Hình Ảnh Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Tin tức Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Review Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Tham khảo Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Mới nhất Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Hướng dẫn Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

#Bảng #xếp #hạng #anime #hay #nhất #trong #nửa #đầu #năm

Tổng Hợp Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

Wiki về Bảng xếp hạng 16 anime hay nhất trong nửa đầu năm 2018

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  What Is The 'now Spell Answer' Song On Tiktok?

Leave a Comment