[Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

Bạn đang xem: [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim tại nyse.edu.vn

Love, Death + Robots Volume 3 (mùa 3) đã hạ cánh xuống Netflix được một tuần có lẽ kể từ ngày ra mắt (20.05). Mùa 3 với những câu chuyện và đồ họa sống động hơn, đã bù đắp được sự thất vọng trong mùa trước của series hoạt hình độc đáo này. Tuy nhiên, có vẻ như với “format” truyện ngắn và không liên kết nhau khiến các tập phim có chút khó hiểu với khán giả. Đây là lúc góc giải thích của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE đến giúp các mọt đây!

Three Robots: Exit Strategies

Trong số các tập phim của Love, Death + Robots tính luôn cả 3 mùa, Three Robots Three Robots: Exit Strategies là 2 trong số các tập phim có thể nói là có thông điệp rõ ràng nhất. Tất nhiên, sự rõ ràng này đến với một thái độ châm biếm, móc mỉa, mỉa mai…và bất cứ cụm từ nào đồng nghĩa với “cà khịa” nào bạn có thể tìm trong từ điển. Tập phim Three Robots: Exit Strategies nói về những phương thức con người tìm cách sống sót thời hậu tận thế theo cấp độ tăng dần. Từ trở về xã hội bầy đàn nguyên thủy cho đến cuộc sống được áp dụng khoa học kỹ thuật tối tân, đến cực đoan nhất là hoàn toàn rời bỏ hành tinh, nhưng đến cuối cùng, chúng ta vẫn tuyệt chủng. Vì một lý do, bản tính tồi tệ của con người.

Ba chú robot đã nói thẳng đến vấn đề phân chia sự giàu có trên hành tinh này và lòng tham của giới tinh hoa đã thúc đẩy bất công xã hội đến thế nào. Thay vì sử dụng nguồn tiền khổng lồ đầu tư một hệ sinh thái sạch, hoặc cứu lấy hành tinh bằng cách xóa bỏ nạn đói, ngăn cản biến đổi khí hậu – những điều hoàn toàn thực tế với công nghệ và tài sản của họ, thì tầng lớp tinh hoa 1% lại chạy theo những giấc mơ viễn vông như chinh phục vũ trụ.

Còn 99% còn lại, sau khi quá nửa bỏ mạng trong làn sóng thảm họa đầu tiên, lại trở nên hung bạo và bắt đầu quay sang giết chóc lẫn nhau để giành tài nguyên, thậm chí là hành vi ăn thịt đồng loại, thay vì đùm bọc lẫn nhau, cho thấy không chỉ có các chính trị gia, mà loài người nhìn chung là sinh vật bạo lực và ích kỷ từ bản tính. Sự phụ thuộc vào công nghệ cũng là nguyên nhân loài người lâm vào cảnh khốn cùng như những triệu phú công nghệ đã nhận ra…ở đâu đó trong thế giới bên kia.

Nhưng khung cảnh cuối cùng của tập phim mới là sự sát muối vào vết thương. Hóa ra bất chấp những cái như chinh phục vũ trụ, ước mơ vĩ đại của ai đó, tìm đường sống cho nhân loại trong tương lai, chúng ta không tài nào thành công tận hưởng những thành quả đó (vì chết hết rồi còn đâu). Cuối cùng thì tập phim này chẳng khác nào lời tiên tri cho số phận của con người trên Trái Đất. Điều đáng sợ hơn là nó đang ngày càng trở thành sự thật.

Bad Travel

Bad Travel, do David Fincher đạo diễn, thuộc thể loại phiêu lưu, hành động và fantasy, là tập thứ 2 của Love, Death + Robots mùa 3. Xoay quanh một đoàn thủy thủ đang lênh đênh trên biển thì gặp phải một con Thanapod – cua khổng lồ. Nó đã chém giết các thành viên thủy thủ và bằng cách nào đó, giao tiếp được với thuyền phó Torrin – người duy nhất còn lại có thể lái tàu. Mục tiêu của con quái vật là đến hòn đảo đông đúc cư dân Phaiden, nơi chắc chắn nó sẽ đánh chén no nê người dân để sinh sản. Đứng trước lựa chọn hy sinh thủy thủ đoàn hoặc để con quái vật lên bờ, thuyền phó đã có câu trả lời.

Chuyến đi tệ hại của các thủy thủ trên con tàu săn cá mập Jable này là một thử nghiệm của đạo đức. Con người sẽ hành xử ra sao khi mạng sống của họ được đặt lên bàn cân với sinh mạng của số đông. Thông thường, theo chủ nghĩa anh hùng, số ít thường chọn hy sinh bản thân, nhưng tập phim này không phải là một sử thi anh hùng. Tuy nhiên, với câu chuyện thường chỉ kết thúc trong hai cách hoặc là mình chết hoặc là người khác chết như vậy, vẫn có kẻ chiến thắng.

Torrin đã dàn dựng một màn bỏ phiếu sau khi thương thảo với con quái vật. Ông ta để thủy thủ đoàn còn lại bầu 2 lựa chọn, một là đưa con quái vật đến một hòn đảo không người nhưng chắc chắn sẽ hứng chịu cơn thịnh nộ của nó nếu màn kịch bị phát hiện, hai là làm theo yêu cầu và được sống với cái giá là tất cả sinh mạng ở đảo Phaiden. Sau khi bắn chết 2 kẻ bầu lựa chọn thứ 2, Torrin ra lệnh đổi lộ trình đến hòn đảo hoang. Nhưng rõ ràng các thủy thủ đoàn đã biết có vấn đề. Sau khi dẹp được một cuộc nổi loạn, Torrin đã xuống bom tàu, hủy các thùng chứa dầu cá từ cá mập Jable và chăm lửa, nhấn chìm con tàu vào biển lửa và theo đó là con quái vật và những đứa con của nó.

Một cú twist ở đây là Torrin biết được từ cuộc bỏ phiếu rằng tất cả các thủy thủ đoàn đều muốn đưa con quái vật đến Phaiden để được sống. Nhưng Torrin đã đánh lừa họ nhằm để họ nghĩ rằng nội bộ có kẻ muốn cứu cư dân ở Phaiden. Với việc xử tử 2 kẻ muốn để con Thanapod đến đảo Phaiden như anh ta tuyên bố, Torrin đã thành công để họ tưởng rằng anh ta cũng ngầm đồng ý kế hoạch của một trong 2 bên và 2 kẻ chết chỉ là 2 kẻ muốn làm người hùng/kẻ tồi tệ. Như vậy, mâu thuẫn nội bộ sẽ ngăn thủy thủ đoàn xảo trá này kéo bè chống lại anh từ ngày đầu tiên. Từ đó, Torrin lên kế hoạch giết từng kẻ một và cuối cùng là tiêu diệt con quái vật cùng với những đứa con ác quỷ của nó.

Không rõ liệu Torrin có cố tình chừa đường sống cho mình hay không, nhưng một điều chắc chắn là anh ta, dù có ranh giới đạo đức mơ hồ, là một người hùng mà đảo Phaiden cần lúc đó. Còn về cá nhân, tập phim rõ ràng chỉ ra khi bạn thông minh hơn những kẻ xảo quyệt, bạn sẽ sống tốt.

The Very Pulse of the Machine

Nhũng ai đã từng xem qua Open Water sẽ hiểu được phần nào câu chuyện trong The Very Pulse of the Machine. Trong đây, môt chuyến du hành vũ trụ gặp tai nạn kinh hoàng. Kivelson là người duy nhất sống sót. Cô phải tìm cách thoát khỏi hành tinh mà tàu vũ trụ phải hạ cánh khẩn cấp. Nơi đây hóa ra là mặt trăng Io của sao Mộc. Kivelson phải tìm cách trở lại căn cứ chính trước khi cô hết oxy để thở.

Dựa vào các thành tố như địa lý, cô phải mang theo di thể của bạn mình, bản thân cô đã bị thương và đang dùng thuốc giảm đau hạng nặng, lượng oxy cô có, chúng ta đều biết rằng Kivelson sẽ không thể về được căn cứ kịp thời. Nhưng The Very Pulse of the Machine không phải là câu chuyện giành giật sự sống, mà là câu chuyện về chấp nhận hiện thực của mình.

Sự chấp nhận của Kivelson phải được tự cô rút ra trong chính hành trình của mình, nơi mà cô nghe được giọng nói của Io và các hình ảnh kỳ lạ trên đây. Ban đầu, chúng ta có thể nghĩ rằng nữ phi hành gia đang hoang tưởng như một tác dụng phụ của thuốc giảm đau. Nhưng sau đó, chúng ta đều biết rằng, thông qua góc nhìn của Kivelson, Io là một hành tinh sống với chức năng cơ bản nhất là thấu hiểu. Nó đã thấu hiểu hoàn cảnh của Kivelson và thuyết phục cô chấp nhận thực tế của mình và thả mình theo ý muốn của Io. Hành tinh này sẽ bảo toàn ý thức của cô. Như vậy, cô sẽ sống tiếp như một phần của hành tinh kỳ diệu này. Và cuối cùng, Kivelson cũng buông tay, không vật lộn nữa mà chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi của mình trong bình yên và sự vỗ về của Io.

Đến cuối, ta thấy được ý thức của Kivelson hiện hữu trên Io khi cô có thể giao tiếp với một trạm vũ trụ. Bài học ý nghĩa nhất có thể rút ra trong đây là cái chết không đáng sợ như ta nghĩ và bằng sự cân bằng của tự nhiên, một phần trong ta luôn sống mãi.

Night of the Mini Death

Một tập phim khá vui nhộn nhưng cũng đầy tính mỉa mai ra trò. Tập phim mô tả các giai đoạn mà đại dịch Zombie bắt đầu, lan rộng và kết thúc, theo cách hài hước nhất có thể. Bằng các mô hình nhỏ bé, tập phim đã phản ánh cách chúng ta đối phó với khủng hoảng và những thứ vũ khí ta xây dựng cuối cùng cũng trở thành thứ đặt dấu chấm hết cho nền văn minh chúng ta luôn tự hào. Ít nhất thì Trái Đất chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi trong vũ trụ này mà thôi, nên cũng chẳng ảnh hưởng nhiều.

Swarm

Nếu có một câu chuyện cảnh báo sự hậu quả từ sự ngạo mạn của con người, Swarm là một cái tên hoàn hảo. 2 nhà khoa học Afriel và Galina đến sống và khám phá một thực thể hữu cơ khổng lồ. Đây là một tổ chức tổ (hãy tưởng tượng tổ mối hay tổ kiến của chúng ta, nhưng hoàn hảo hơn) được dẫn dắt bởi một con chúa – hay Nữ hoàng. Galina đã gắn bó với Bầy đàn nhiều năm và thấu hiểu cách vận hành của nó. Còn Afriel đến đây chỉ với một mục đích – lợi dụng Bầy đàn để lấy mẫu ADN, tự tạo một Bầy đàn riêng phục vụ cho lợi ích của con người. Nói đúng hơn, họ muốn nhân giống một chủng tộc nô lệ. Cả hai không thấy kế hoạch của mình là phi đạo đức vì cho rằng Bầy đàn không có trí thông minh của một sinh vật có ý thức. Nhưng kế hoạch của họ đã đánh động Nữ hoàng và nó đã sinh ra một lớp chuyên gia đặc biệt dành cho thời chiến, khi Bầy đàn cảm thấy bị đe dọa.

Hóa ra Bầy đàn đã tồn tại cả triệu năm là có cái hay của nó. Bầy đàn đã hấp thụ những nguồn ADN tính làm hại chúng và nhân giống, nuôi dạy những thế hệ tốt hơn của những chủng loài này và sử dụng chúng để chống lại chính đồng loại của chúng. Khi cuộc chiến qua đi, lâu dần, những chiến binh này trở thành một phần của Bầy đàn, sống như những sinh vật ký sinh một cách cộng sinh trong tổ. Tất cả vì Nữ hoàng. Và đó là số phận của 2 vị tiến sĩ kia, những kẻ đã dám lợi dụng Bầy đàn.

Afriel và Galina đã đánh giá thấp Bầy đàn. Họ cho rằng thực thể hữu cơ này thiếu trí tuệ và điều đó khiến nó thua kém trong cuộc đua sinh tồn. Ngay cả tộc người ngoài hành tinh chuyên chở Afriel đầu phim cũng vậy. Tuy nhiên, Bầy đàn đã cho thấy nó không phải không có trí tuệ, mà đã tiến hóa vượt xa điều này, nhằm quy tụ tất các tầng lớp xã hội về một mối, về vai trò của đúng đắn của mỗi người với dân số vừa phải, phục vụ một mục đích lớn lao hơn, tạo nên một xã hội hoàn hảo và trật tự. Còn loài người, bất chấp là giống loài thông minh, nhưng chính sự ngạo mạn của họ trước Bầy đàn, cũng như quá tự tin vào trí thông minh của chính mình, và sự tham lam vô độ, mới là thứ đẩy họ tới khốn cảnh.

Mason’s Rat

Một tập phim đặc biệt đẫm máu và có cái kết ấm lòng nhất trong đây. Chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa người nông dân và bầy chuột sống trong kho thóc của ông ta, Mason’s Rat đã nêu ngắn gọn và súc tích cuộc chạy đua vũ trang – theo đúng nghĩa đen luôn – giữa chúng ta, sinh vật thống trị và chuột, loài sống không hẳn ký sinh nhưng phát triển theo tiến độ tiến bộ của con người.

Cú twist ở đây là trong những lúc như thế này, khi cuộc chiến đặc biệt lên đến đỉnh điểm của sự tàn bạo, người nông dân mới thấy tận mắt sự kinh hoàng bản thân đã gây ra cho loài chuột và những mặt tốt đẹp của chúng – chúng chỉ đơn thuần muốn sinh tồn và như con người, làm mọi cách để sống sót. Thấu hiểu điều đó, Mason, người nông dân, đã cứu chúng trong gang tấc và cả hai chia sẻ với nhau món rượu tự nấu như một cử chỉ thiện chí giữa 2 loài.

Kill Team Kill

Là một tập phim khá vui vẻ và rõ là được tạo nên để thỏa cái sở thích vẽ hoạt hình, Kill Team Kill chẳng có ý nghĩa lớn lao nào ngoài việc chỉ trích các chính phủ Mỹ đối xử với những người lính của họ và thói quen tạo vũ khí rồi để nó “xổng” mất. Tất nhiên, một câu chuyện hành động giải trí như vầy chẳng có gì phải chê cả.

In Vaulted Halls Entombed

Tập phim này cũng không khác mấy Kill Team Kill, trừ việc In Vaulted Halls Entombed đen tối và u ám hơn rất nhiều. Dựa trên một truyện ngắn lấy chủ đề về những con quái vật của Lovecraft, toán lính trong đây đã vô tình lạc bước vào một ngôi mộ cổ giam cầm một Elder God – thực thể thần thánh rất cổ xưa đến từ một chiều không gian khác. Nếu được giải phóng, thế giới loài người sẽ bị tận diệt. Vì thực thể này có thể sai khiến con người, nên khi toán lính bước vào đền, họ đã gặp phải những người gác cổng hung tợn đảm bảo rằng không ai có thể thả thực thể này đi.

Cuối cùng, tiểu đội chỉ còn 2 người sống sót, Trung sĩ và Harper, không còn lựa chọn nào khác là đi sâu vào đền, nơi họ gặp gỡ vị ác thần nọ. Trung sĩ dưới tác động của thực thể đã cố gắng phá xích, nhưng Harper đã ngăn cản nỗ lực này. Cuối cùng, ta thấy Harper lang thang trên sa mạc. Mắt và tai của cô đều bị phá hủy. Harper đã tự làm điều này để bảo đảm rằng mình sẽ không bị ảnh hưởng bởi thực thể. Còn làm thế nào mà cô thoát ra được vẫn còn là một bí ẩn. Cuộc đụng độ của toán lính trên chỉ là một tai nạn nghề nghiệp đen đuổi, một tính toán không may của vũ trụ với hệ quả kinh hoàng cho các nạn nhân.

Jibaro

Có thể nói là tập phim ấn tượng nhất trong tuyển tập, Jibaro kể câu chuyện giữa một siren và một hiệp sĩ bị điếc bẩm sinh. Trong đây, Love, Death + Robots đã biến tấu truyền thuyết về các Siren, những sinh vật đẹp tuyệt trần với giọng hát mê hoặc. Họ đã biến nàng Siren của Jibaro là hiện thân của vàng và lòng tham. Còn giọng hát là tiếng thét ma thuật chết chóc chẳng khác gì điềm báo của các Banshee. Những người lính khi nghe tiếng thét và nhìn thấy nàng đều nổi lòng tham mà lao xuống hồ, thậm chí chém giết lẫn nhau để tranh giành của cải, trừ người hiệp sĩ bị điếc. Anh ta đơn giản là không bị ảnh hưởng từ nàng, khiến nàng tò mò lại gần anh ta. Nhưng đó là một sai lầm.

Hắn cũng là gã tham lam và giờ đây không còn phải chia sẻ chiến lợi phẩm cho bất cứ ai nữa. Hiệp sĩ đã tấn công Siren và lột bỏ tất cả những mảnh vàng trên người nàng, thậm chí là gương mặt của cô, rồi đẩy xác nàng xuống dòng nước, còn tên hiệp sĩ thì mang theo của cải cố gắng băng rừng tìm lối ra. Nhưng Siren vẫn chưa chết. Dòng chảy đưa cơ thể và máu của nàng về lại hồ nước. Nơi đây đã hồi sinh nàng. Còn máu của nàng hòa với nước, khi tên hiệp sĩ gục ngã vì không thể thấy lối ra, hắn đã uống nước của hồ để giải khát.

Như truyền thuyết máu thịt của mỹ nhân ngư có thể chữa lành mọi bệnh tật, hiệp sĩ không còn bị điếc nữa. Nhưng Siren đã đến tìm hắn trả thù khi chứng kiến hắn đã làm gì với thể xác của nàng. Khác với điệu nhảy đầy năng lượng đầu tập phim, “bài ca” của Siren khi dụ dỗ tên hiệp sĩ cuối cùng đến với chỗ chết vô cùng thê lương. Nhưng kết cục cuối cùng vẫn không đổi. Hắn trở thành một trong nhiều nạn nhân của nàng trước đây.

Dựa theo chi tiết cờ hiệu và những bộ giáp, đây có thể là những đoàn hiệp sĩ viễn chinh đến Bắc Mỹ vào thời kỳ đầu của cuộc đua chinh phục châu Mỹ của các vương quốc châu Âu. Cụ thể là ở đây, chúng là lính của Tây Ban Nha. Và họ có tiếng đến đây để cướp bóc của cải và chém giết. Cuộc đụng độ này, giống như lòng tham của tên hiệp sĩ điếc kia, chẳng khác nào là hình phạt của những kẻ “tham thì thâm” thôi!

Ảnh: Screen Rant

Bạn thấy bài viết [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim bên dưới để Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này: [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim” less=”Read less”]

Tóp 10 [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Video [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

Hình Ảnh [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Tin tức [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Review [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Tham khảo [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Mới nhất [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Hướng dẫn [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

#Góc #giải #thích #Love #Death #Robots #mùa #Lùng #sục #những #nghĩa #đằng #sau #mỗi #tập #phim

Tổng Hợp [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

Wiki về [Góc giải thích] Love, Death + Robots mùa 3 – Lùng sục những ý nghĩa đằng sau mỗi tập phim

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Is Cassie Married? Who is Cassie Married to?

Leave a Comment