Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

Bạn đang xem: Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998 tại nyse.edu.vn

Live action Hoa Mộc Lan (Mulan) có thể xem là dự án trắc trở nhất của Disney trong nhiều năm trở lại đây. Bắt đầu từ tuyển diễn viên, trục trặc trong kịch bản, quay lại gần hết phim, rắc rối liên quan đến chính trị do phát ngôn của diễn viên chính và đại dịch COVID-19 khiến phim không được công chiếu trên màn ảnh rộng mà bị đẩy lên dịch vụ phát hành qua mạng.

Dù nội dung bản hoạt hình gốc năm 1998 vẫn gây nhiều tranh cãi ở Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận Disney đã thành công chuyển thể câu chuyện dân gian cổ và khiến nhân vật Hoa Mộc Lan trở thành một biểu tượng được yêu thích bậc nhất trong số các “công chúa Disney”. Ngược lại, bản chuyển thể live action đánh dấu sự thất bại thảm hại đến khó tin của Nhà Chuột.

Poster phim trên Disney+Poster phim trên Disney+

Câu chuyện Hoa Mộc Lan bắt nguồn từ bài thơ cổ (Mộc Lan Từ) với nội dung đơn giản: cô gái thay cha đi tòng quân, trải qua bao khó khăn gian khổ giết giặc cứu nước, sau được nhà vua ban thưởng nhưng nàng từ chối xin được về quê. Hàng ngàn năm qua có vô số vở tuồng, kinh kịch, thơ ca, phim ảnh chuyển thể câu chuyện về nhân vật Hoa Mộc Lan.

Đương nhiên tùy theo cảm quan nghệ thuật và giá trị thời đại mà từng tác phẩm lại mang trong mình những thông điệp và ý nghĩa khác nhau. Dẫu vậy những giá trị cốt lõi của Hoa Mộc Lan: Hiếu thảo – Dũng cảm – Buông xả vẫn được giữ nguyên qua hàng ngàn năm tồn tại.

Hiếu thảo với cha mẹ, dũng cảm nơi chiến trường và không tham cầu danh lợi quyền thế mà trở về chốn thôn quê. Trong bản 2020 của Disney thì họ ứng tác thành: Trung (忠) – Dũng (勇) – Chân (真). Sau đây, chúng ta sẽ theo từng phần của bản phim Hoa Mộc Lan 2020 để phân tích sâu những chi tiết để thấy rõ vì sao phim này đã phá hủy hoàn toàn hình tượng nhân vật huyền thoại này.

Lưu Diệc Phi vào vai Hoa Mộc Lan trong bản live-actionLưu Diệc Phi vào vai Hoa Mộc Lan trong bản live-action

Đoạn mở đầu bản hoạt hình 1998 và live action 2020 đã thay đổi hoàn toàn cá tính và ý nghĩa nhân vật. Nếu xem không kỹ thì nhiều người dễ cho rằng bản người đóng đã sao chép gần như 100% bản hoạt hình nhưng để ý kỹ thì những chi tiết dẫu nhỏ bị thay đổi lại cực kỳ quan trọng. Bản hoạt hình mở đầu với Hoa Mộc Lan hiếu động thích giao lưu bên ngoài và tỏ rõ thông minh (chỉ các cụ đánh cờ) còn bản làm mới thì chỉ có cảnh cô bé có màn nhảy nhót trên nóc nhà bắt con gà.

Một bên là cô gái cá tính hòa đồng, vui vẻ, hoạt bát không thích gò bó thông minh lém lĩnh; một bên sở hữu năng lực siêu nhiên (“khí”). Một bên là nhân vật đời thường gần gũi có thể bắt gặp ngoài đời thực, một bên xa lạ có phần thần-thánh-hóa. Sự khác biệt này đã làm thay đổi hướng đi của nhân vật và ý nghĩa phim theo hai hướng khác nhau hoàn toàn.

Các vai diễn chính trong phimCác vai diễn chính trong phim

Điểm thay đổi tiếp theo là tính chất của việc tòng quân và mối quan hệ cha con Mộc Lan. Ở bản phim 2020, nhân vật Mộc Lan lúc nào cũng được nhắc nhở phải làm rạng dang, đem vinh quang về cho gia tộc, con gái phải lấy chồng vì đó là cách duy nhất thực hiện điều đó, Mộc Lan được mô tả là ham mê đánh võ thích làm chiến binh. Điều này chẳng những không phù hợp về mặt văn hóa vừa sai với nguyên tác bài thơ cổ lẫn bản hoạt hình 1998.

Bài Mộc Lan Từ xuất hiện khoảng thế kỷ 4-6 sau Tây Lịch ở miền Bắc Trung Quốc ngày này, thời gian này các dân tộc du mục Tiên Ty, Hung Nô, Khương, Yết tập hợp thành nhà nước Bắc Ngụy, ảnh hưởng của Nho giáo không lớn mạnh thay vào đó Phật giáo ảnh hưởng cực kỳ lớn, đây là thời gian các dòng thiền của ngài Tì-Ni Đa-Lưu-Chi và của Đạt-Ma sư tổ được truyền bá rộng rãi phát triển rất thịnh ở phía bắc thông qua con đường tơ lụa.

Khi đọc bài thơ cổ, ta thấy tinh thần từ bỏ hư danh, xem vinh hoa phú quý xem như vật ngoài thân đậm chất thiền khi Mộc Lan kiên quyết không nhận chức tước về lại quê nhà.

Ảnh hưởng của nguyên tắc tam tòng tứ đức theo Nho giáo chưa mạnh mẽ ở thời gian này, thêm vào đó các dân tộc du mục phía bắc rất phóng khoáng nên việc khắc họa mối quan hệ cha con, gia đình truyền thống theo kiểu các dân tộc Hán ở phía Nam là sai lệch văn hóa nghiêm trọng (cả bản 1998 và 2020).

Bản 1998 làm tốt hơn ở chỗ lấy chữ Hiếu (孝) làm đầu nên Mộc Lan để lại cài tóc bên đầu giường cha mẹ khác với bản live action đặt ở bệ thờ gia bảo, mục tiêu tòng quân từ lòng hiếu thảo đã chuyển sang đặt nặng việc tìm kiếm vinh quang cho gia tộc.

Tạo hình các nhân vật gây nhiều tranh cãiTạo hình các nhân vật gây nhiều tranh cãi

Bỏ qua những chi tiết lằng nhằng trên đường tìm đến doanh trại đến thẳng phần chính thứ 2 của bộ phim: khoảng thời gian rèn luyện trong quân ngũ. Đây có thể xem là phần hay nhất trong bản hoạt hình 1998 và cũng là phần tệ hại chí mạng của bản live action 2020.

Phiên bản cũ ta thấy rõ Mộc Lan gặp rất nhiều khó khăn khi rèn luyện, cô phải cố theo kịp các bạn đồng ngũ. Cô ấy không có năng lực gì đặc biệt nhưng điều làm cô biến đổi từ yếu đuối thành chiến binh chính nhờ nỗ lực tự thân, nhẫn nại không bỏ cuộc và quan trọng nhất là trí thông minh, phóng khoáng không theo lề lối suy nghĩ cũ.

Tiếp theo, Mộc Lan gặp làm quen và thân thiết với những người bạn, tất cả đều tinh tấn tiến bộ dần trở thành những chiến binh quả cảm. Mộc Lan không vượt trội với người khác, cô vượt trội con người cũ của chính bản thân. Mộc Lan không tự mình chiến thắng mà sát cánh bên bạn bè, đồng ngũ nhưng cô vẫn có cá tính và chủ kiến riêng. Vì không có gì đặc biệt nên thành quả và biến chuyển của Mộc Lan mới phi thường và đáng kính trọng; vì không hạ thấp những người khác nên Mộc Lan càng tỏa sáng cao thượng; vì có sự đoàn kết hỗ trợ nên chiến thắng của Mộc Lan càng vinh quang. Trong khi đó, bản phim 2020 cho Mộc Lan sở hữu “khí” (氣)- có thể xem là một năng lực cung cấp cho con người sức mạnh trong chiến đấu.

Chính vì có sẵn siêu năng lực nên mọi giá trị từ sự phấn đấu rèn luyện của Mộc Lan bị hạ thấp thảm thương và gần như là sự sỉ nhục đối với hình ảnh kiên trì vượt khó dũng cảm tuyệt luân của nhân vật huyền thoại này.

Làm thế nào trở nên cao quý nếu chưa từng hèn kém, làm thế nào mạnh mẽ nếu chưa từng yếu đuối, làm thế nào dũng cảm nếu chưa từng sợ hãi? Các biên kịch biến một nhân vật đầy tính nhân văn, giàu tính biểu tượng cao đẹp thành một bức tượng thần vô hồn, vô nghĩa lý.

Bối cảnh hoành tráng nhưng vô hồn, giả tạoBối cảnh hoành tráng nhưng vô hồn, giả tạo

Nếu Mộc Lan chưa bị phá hủy hết trong phần 2 thì qua tới phần 3 – đoạn chiến đấu với quân Nhu Nhiên – Disney đã giết nốt phần còn lại (vốn cũng tả tơi lắm rồi). Ở bản hoạt hình, Mộc Lan cũng đồng đội chiến đấu bên cạnh nhau, đồng sinh cộng tử, chiến thắng không chỉ dựa vào một người mà cả đội cùng hợp lực đánh lừa quân địch để Mộc Lan bắn pháo hoa vào núi tuyết.

Bản mới, Mộc Lan một mình một ngựa đuổi theo rồi đánh nhau với phù thủy (cũng mang “Khí”), mụ ta bảo nếu cô không sống chân thật với bản thân thì không phát huy được sức mạnh. Chân (chân thật) là phải cởi bỏ áo giáp, xõa tóc, mặc áo phụ nữ mới là chân thật? Cách hiểu không chỉ ngô nghê mà còn rất kỳ thị.

Chân thật trước hết là với bản thân mình không liên quan gì với việc mặc quần áo nam giới ra trận (vốn là để thay cha mình giữ tròn hiếu thảo)? Phải mặc áo nữ mới là nữ thì lại là một bước thụt lùi về nhận thức bản thân, nếu mặc quần áo nam giới thì không phải là nữ ư? Tiếp đó, Mộc Lan một mình cưỡi ngựa cầm kiếm xõa tóc bù xù, thân mặc áo vải mỏng manh xông vào  chiến trận như nữ siêu nhân cứu cả đoàn quân, một mình tiêu diệt quân địch. Một bên đề cao tình đồng đội, trí thông minh, một bên đề cao cái tôi siêu nhiên độc tôn.

Phần kết phim là nghi thức cuối chôn nhân vật Mộc Lan huyền thoại xuống mồ. Bản hoạt hình, Mộc Lan cùng những người bạn đến kinh thành, những binh sĩ nam đó mở lòng với Mộc Lan, thậm chí chịu đóng giả làm nữ giới để có thể cứu nhà vua. Mộc Lan ban đầu cố gồng mình bắt chước nam giới nhưng cô thất bại trong việc biến mình thành nam, cô chỉ thành công khi nhận ra giá trị bản thân từ sự nỗ lực và trí tuệ. Đi một vòng lớn cô lại trở về bản tính nữ đồng thời vẫn là chiến binh dũng cảm, bên những người bạn cũng chịu học thêm “nữ tính”, ranh giới phân biệt nam – nữ không còn quan trọng khi chung chí hướng cao cả. Trong cương có nhu, trong âm có dương, trong nam có nữ, đó chẳng phải triết lý phương đông sao?

Nhân vật Hoa Mộc Lan trong live action 2020 khác rất nhiều so với bản 1998. Nhân vật Hoa Mộc Lan trong live action 2020 khác rất nhiều so với bản 1998.

Họ vẫn biết mình sinh ra với thể chất khác nhưng tựu trung cuối cùng họ vẫn là những con người có thể đạt được mục tiêu chung nếu cố gắng bằng khả năng độc đáo. Trong khi đó, Mộc Lan bản 2020 được phù thủy nói cho nghe rằng cô chỉ tìm được giá trị bản thân khi cô được nam giới chấp nhận, và nam giới chịu đi theo cô. Một thông điệp rất phản giáo dục và văn minh, một người phải được những người khác công nhận mới thấy bản thân được chấp nhận và có giá trị hay sao?

Mộc Lan 1998 ôm lấy nhà vua, cô cứu ông ta không chỉ vì ông ấy là vua mà vì ông ấy như ông, như cha, như một con người gặp nạn cần phải cứu. Mộc Lan 2020 cứu nhà vua vì đó là sứ mạng phải bảo vệ hoàng đế, vương triều. Hành động thì giống nhưng tâm ý với ý nghĩa khác nhau. Cứu người vì đó là người hay cứu người vì đó là vua? Bên nào cao hơn chắc không nói cũng rõ.

Hình ảnh Hoa Mộc Lan trong tranh cổHình ảnh Hoa Mộc Lan trong tranh cổ

Tôi đã cố gắng bỏ qua việc phân tích những sai sót trong bối cảnh lịch sử, trang phục, lời thoại, văn hóa, triết học cùng tính logic trong nghệ thuật quân sự chiến đấu chỉ để chú tâm phân tích ý nghĩa các tình tiết. Nếu kể ra từng lỗi thì có thêm vài bài cũng là chưa đủ. Đạo diễn Niki Caro và 4 biên kịch Rick Jaffa, Amanda Silver, Elizabeth Martin, Lauren Hynek đều không phải người châu Á và họ không có sự nghiêm túc khi nghiên cứu văn hóa, lịch sử, triết lý phương đông làm cơ sở xây dựng kịch bản cho Mộc Lan 2020.

Rất nhiều chi tiết có thể kể ra, Phượng hoàng (phụng) trong tín ngưỡng phương đông khác hoàn toàn với truyền thuyết phương tây, Phụng phương đông thuộc tứ linh nhưng vẫn nằm trong lục đạo luân hồi tuy sống rất lâu nhưng vẫn phải chết đi, nó không hồi sinh từ tro tàn như lời thoại của nhân vật trong phim.

“Khí” trong Đạo Lão để chỉ thuộc tính của trời đất vũ trụ vốn có ở vạn vật muôn loài, ai nếu tu tập đều có thể phát triển khí, nó không dành riêng cho nam hay nữ cũng không có chuyện nữ không được tu tiên luyện khí. Nhà thổ lâu ở vùng phương nam không phải ở phía bắc sông Dương Tử. Mộc Lan Từ được nhiều nhà nghiên cứu cho biết là câu chuyện của các dân tộc du mục phương bắc hẳn không phải cô gái có nhân dạng yểu điệu ốm yếu như hình dung của khuê nữ người Hán…

Kỹ xảo của phim bị đánh giá kém.Kỹ xảo của phim bị đánh giá kém.

Khi Mộc Lan từ chối chức tước danh vị trở về quê nhà, cha cô ngồi bên gốc cây mòn mỏi chờ con. Cô dâng lên cho cha kiếm và huy chương được nhà vua tặng thì ông liền quăng đi ôm lấy con, cô mới chính là niềm vinh quang là báu vật của ông. Một chi tiết nhỏ nhưng đủ thấy lý do vì sao bản hoạt hình mang lại nhiều cảm xúc hơn hẳn. Mộc Lan vứt bỏ danh tiếng, chức quyền trở về với cha, chiến tranh hay thể hiện bản thân không phải mục tiêu ban đầu thì thế nó cũng không phải đích nhắm cuối của cô.

Bản mới cho Mộc Lan cầm lấy kiếm báu nhà vua trao, vẻ mặt hớn hở hẳn ai cũng đoán ra cô ta sẽ chấp nhận trở thành ngự lâm quân. Mộc Lan 2020 từ đầu chỉ muốn thể hiện năng lực bản thân (do thiên phú có sẵn không nhờ nỗ lực) nên ta hoàn toàn hiểu được chọn lựa này.

Có một chi tiết tôi muốn chia sẻ thêm, đầu phim có một đoạn ngắn, lúc đi săn thỏ về Mộc Lan nói có thấy 2 con thỏ không biết con nào đực, con nào cái. Nguyên bản trong bài thơ cổ, đoạn này nằm sau cuối:

“…Xuất môn khán hoả bạn,

Hoả bạn giai kinh hoàng:

Đồng hành thập nhị niên,

Bất tri Mộc Lan thị nữ lang!

Hùng thố cước phác sóc,

Thư thố nhãn mê ly,

Lưỡng thố bàng địa tẩu,

An năng biện ngã thị hùng thư?”

Dịch: 

Ra cửa thăm bè bạn,

Bạn bè thảy ngạc nhiên:

“Mười hai năm đồng ngũ,

Ngờ đâu gái giả trai!”

Thỏ đực chân mấp máy,

Thỏ cái mắt mê tơi.

Cặp thỏ song song chạy,

Nhận ra ta đực cái mới tài.

(Nam Trân dịch)

Khi những bạn bè chiến đấu năm xưa đến nhà thăm mới phát hiện Mộc Lan là nữ, cô nói rằng 2 con thỏ đực cái đó chạy cùng nhau thì khó mà phân biệt. Đây là một ý rất hay, họ cùng nhau chiến đấu sát cánh 12 năm vào sinh ra tử, xả thân báo quốc thì nam hay nữ phân biệt để làm gì.

Một bài thơ cổ nhưng ý tứ khoáng đạt khác hẳn với ý nghĩa phân biệt rạch ròi, hạ thấp một bên để nâng bên còn lại như bản 2020. Đoạn cuối Mộc Lan về nhà gặp lại em gái (người bình thường không có “khí”), em cô đã lấy chồng và chọn cuộc sống như gia đình muốn. Các nhà làm phim muốn gửi gắm thông điệp gì? Trừ khi có sẵn tài năng thì phụ nữ mới thành công, còn không có thì cam chịu số phận?

Một số tình tiết quan trọng trong phim đều bị thay đổi. Một số tình tiết quan trọng trong phim đều bị thay đổi.

Về mặt hình ảnh, góc quay đa số đều được các nhà phê bình phương tây khen đẹp, hoành tráng nhưng tôi muốn hỏi những thứ đó để làm gì, có ý nghĩa hay đóng góp có giá trị biểu trưng thế nào cho các nhân vật trong phim? Điện ảnh dùng ngôn ngữ hình ảnh cô đọng, chắt lọc không nên thừa thãi vô nghĩa. Những cảnh quay thiên nhiên rộng lớn hoành tráng đó không đóng góp gì để thể hiện nội tâm nhân vật hay nâng tầm câu chuyện cần kể, thì đẹp cách mấy cũng là một bình hoa cầu kỳ lố bịch được đặt sai chỗ, không dính gì với phối trí tổng thể kiến trúc căn nhà. Bộ phim quan trọng nhất vẫn là kể câu chuyện kèm theo đó là thông điệp cốt lõi muốn truyền đạt.

Mulan 2020 kể cho ta câu chuyện: một cô gái có siêu năng lực vượt trội tất cả, cô ấy đem siêu năng lực đó ra dùng vượt hết mọi người thành công mỹ mãn (không có thì như cô em, ở nhà lấy chồng!).

Cái kết như bia mộ cắm trên nắm mồ chôn “xác” Mộc Lan trong truyền thuyết. Nhân vật Mộc Lan tuyệt hay của văn hóa dân gian phương đông đã bị Disney giết chết không thương tiếc.

Bài viết là quan điểm của tác giả về bộ phim bản mới live action Mulan 2020. Nếu có một bộ phim tạo cho bạn nhiều cảm hỉ nộ ái ố, bức xúc vì một nhân vật mà bạn yêu thích bị các nhà làm phim phá nát và muốn chia sẻ với cộng đồng những người yêu phim của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE, hãy gửi bài viết về cho chúng tôi tại email: [email protected].

Nguồn: Ảnh: IMDb, tổng hợp

Bạn thấy bài viết Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998 có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998 bên dưới để Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này: Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998 của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Giải trí

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998″ less=”Read less”]

Tóp 10 Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Video Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

Hình Ảnh Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Tin tức Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Review Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Tham khảo Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Mới nhất Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Hướng dẫn Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

#Phân #tích #Hoa #Mộc #Lan #Mulan #live #action #sánh #với #bản #hoạt #hình

Tổng Hợp Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

Wiki về Phân tích Hoa Mộc Lan (Mulan) live action 2020 – So sánh với bản hoạt hình 1998

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Tabraiz Shamsi Religion What Religion is Tabraiz Shamsi? Is Tabraiz Shamsi a Muslim?

Leave a Comment