Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

Bạn đang xem:
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
tại nyse.edu.vn

Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang là một đề bài làm văn hay gặp mỗi khi nhắc tới tác phẩm này. Vì vậy chuyên mục Văn mẫu 11 của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE cũng đã tổng hợp dàn ý phân tích khổ đầu Tràng giang và những bài văn phân tích mẫu dùng để tham khảo, giúp các em học sinh chuẩn bị tài liệu và viết bài được tốt hơn, đạt điểm cao.

I. Hướng dẫn làm bài phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang (Huy Cận)

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,

Bạn đang xem: Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

1. Phân tích yêu cầu đề bài

– Yêu cầu: phân tích nội dung, nghệ thuật khổ thơ mở đầu của bài Tràng giang.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong khổ 1 bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

– Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Luận điểm khổ 1 Tràng giang

– Luận điểm 1: Cảnh sông nước mênh mang, heo hút của dòng sông Hồng

– Luận điểm 2: Nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.

II. Lập dàn ý chi tiết phân tích khổ 1 bài Tràng giang

1. Mở bài Tràng giang khổ 1

– Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm:

+ Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào thơ mới với những tác phẩm chất chứa nỗi sầu nhân thế và lòng ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên.

+ Bài thơ Tràng giang là một trong những tác phẩm hay điển hình cho hồn thơ Huy Cận một thời.

– Dẫn dắt vào vấn đề: Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.

2. Thân bài phân tích khổ 1 Tràng giang

* Khái quát về tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến Chèm, ngắm cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.

– Ý nghĩa nhan đề:

Nhan đề đã khéo gợi lên một vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng giang:

  • Tràng giang” gợi hình ảnh một con sông dài, rộng lớn. -> Tác giả đã sử dụng từ Hán Việt để gợi không khí cổ kính trang nghiêm.
  • Tác giả sử dụng từ biến âm “tràng giang” thay cho “trường giang”, hai âm “ang” đi liền nhau -> gợi cảm giác con sông không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát.

– Ý nghĩa câu thơ đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

+ Gợi nỗi buồn sâu lắng trong lòng người đọc

+ Thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác giả xuyên suốt tác phẩm : tâm trạng “bâng khuâng”, nỗi buồn mênh mang, không rõ nguyên cớ nhưng da diết, khôn nguôi.

+ Không gian rộng lớn “trời rộng sông dài” khiến hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi, tội nghiệp.

=> Bài thơ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của thi nhân khi đứng trước cảnh sông nước bao la trong một buổi chiều đầy tâm sự.

* Phân tích nội dung khổ 1 bài Tràng giang

– Bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ mang vẻ đẹp thiên nhiên, bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên ấy lại được cảm nhận qua tâm hồn “sầu vạn kỉ” của nhà thơ:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

+ “thuyền, nước, sóng,…” là các thi liệu trong thơ Đường được nhà thơ sử dụng gợi lên một bức tranh thủy mặc đẹp nhưng buồn đến tê tái.

+ “Sóng gợn” chỉ nhẹ thôi nhưng cứ “điệp điệp” kéo dài không dứt -> Đó chính là những cơn sóng lòng cứ dâng lên khiến cho tác giả buồn bã không nguôi.

+ “tràng giang”, “điệp điệp” : hai từ láy liên tiếp được sử dụng trong một câu thơ -> Cách dùng từ thật mới lạ, độc đáo, không phải là buồn bã, da diết mà là buồn “điệp điệp”, nghĩa là một nỗi buồn tuy không mãnh liệt nhưng nó cứ liên tục, không ngừng.

+ Ở câu thứ 2, hình ảnh “thuyền”, “nước” còn sóng đôi, “song song” nhưng đến câu thứ 3 thì đã chia li tan tác: “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”.

-> Nghệ thuật đối giữa “thuyền về” và “nước lại” nhằm nhấn mạnh sự chia li, xa cách, sự nuối tiếc trong lòng tác giả.

+ Nếu nỗi buồn ở câu 1 còn mơ hồ chưa định hình rõ ràng thì đến đây nó đã trở thành nỗi sầu lan tỏa khắp không gian.

+ Từ trước đến giờ ta thấy, “thuyền” và “nước” là hai hình ảnh không thể tách rời nhau vậy mà Huy Cận lại chia rẽ chúng ra. -> Chứng tỏ ông đã quá đau buồn, lúc nào cũng mang trong mình một nỗi u hoài, một nỗi chia li, xa cách.

+ Ấn tượng nhất là hình ảnh ẩn dụ “củi một cành khô” từ thượng nguồn trôi dạt trên dòng sông, đang phải chọn lựa sẽ xuôi theo dòng nước nào.

+ Nghệ thuật đảo ngữ đã đẩy từ “củi” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.

-> Tác giả liên tưởng đến cuộc đời mình cũng như bao người dân mất nước, mang thân phận bọt bèo giữa cuộc đời rộng lớn. Hình ảnh cành củi kia còn tượng trưng cho kiếp người nhỏ bé, những văn nghệ sĩ đang băn khoăn, ngơ ngác, lạc lõng trước nhiều trường phái văn học, ngã rẽ của cuộc đời.

=> Nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn của một kiếp người bởi cuộc đời vốn có nhiều thay đổi, bất ngờ, không báo trước mà con người thì rất nhỏ nhoi và cô độc, lẻ loi. Khổ thơ đầu gợi một cảm giác bâng khuâng, lo lắng, lạc lõng, chơi vơi của tác giả giữa dòng đời vô định, không biết sẽ đi đâu về đâu.

=> Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

– Đánh giá khái quát nội dung khổ thơ: Khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước những ngã rẽ của cuộc đời. Thi nhân cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn.

* Đặc sắc nghệ thuật

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại:

+ Cổ điển ở thể thơ, cách đặt nhan đề, bút pháp “tả cảnh ngụ tình”.

+ Hiện đại trong việc xây dựng thi liệu, đặc biệt là hình ảnh “cành củi khô” gây ấn tượng.

– Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài phân tích Tràng giang khổ 1

– Khái quát giá trị nội dung khổ thơ đầu bài Tràng giang

– Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân.

    // Với dàn ý phân tích khổ đầu bài Tràng giang chi tiết được Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE trình bày ở trên, kết hợp cùng với kiến thức phần soạn bài Tràng giang, các em sẽ tự viết được một bài văn phân tích khổ 1 bài Tràng giang hay và đủ ý.

4. Sơ đồ tư duy phân tích khổ đầu bài Tràng giang

So do tu duy phan tich kho tho dau bai Trang giang

Phân tích Tràng giang khổ 1 bằng sơ đồ tư duy

     // Ngoài ra, Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE cũng đã tổng hợp những bài văn mẫu phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang của các thầy cô, các bạn học sinh trên mọi miền Tổ quốc để các em có thể tham khảo cách triển khai các ý văn và sử dụng từ ngữ trong bài văn cảm nhận thật phong phú.

Phan tich kho tho dau bai Trang giang - Huy Can

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

III. Một số bài văn tham khảo phân tích khổ thơ đầu Tràng giang

1. Phân tích khổ 1 Tràng giang bài số 1:

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

Nỗi nhớ nhung không biết đã vơi chưa

Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước nặng buồn sông núi”

Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào thơ mới. Đúng như những nhận xét của Xuân Diệu, trước cách mạng thơ Huy Cận thường mang đậm nỗi buồn sâu thẳm, nỗi buồn nhân thế. Huy Cận đã có rất nhiều sáng tác thể hiện nỗi buồn. Tràng giang là một trong những tác phẩm hay điển hình cho hồn thơ Huy Cận một thời. Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Bài thơ Tràng giang được Huy Cận sáng tác vào một chiều thu, ông đứng ở bến nhìn ra cảnh sông Hồng rộng lớn. Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã mang hình ảnh sóng nước sông Hồng buồn man mác vào tác phẩm:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Đọc câu thơ người đọc hình dung ra một con sông mênh mang sóng nước. Cụm từ “tràng giang” cho thấy một dòng sông dài vô tận. Nhà thơ không dùng “trường giang” mà dùng từ “tràng giang” khiến cho dòng sông không chỉ có chiều dài mà còn có chiều sâu. Cụm từ “điệp điệp” cho thấy những đợt sóng cứ dập dồn, liên tiếp xô nhau vào bờ. Qua cái nhìn đa sầu đa cảm của thi nhân, từng đợt sóng được nhân hóa lên như con người, cũng biết “buồn điệp điệp”. Từng đợt sóng gợn trên sông của hình ảnh thật ấy cũng như những nỗi buồn đang trải dài vô tận. Từ láy “điệp điệp” càng nhấn mạnh nỗi buồn hết lớp này đến lớp khác, nỗi niềm mang nhiều tâm sự của nhà thơ.

Trên con sông dài, không gian rộng lớn ấy, xuất hiện một con thuyền nhỏ bé:

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Hình ảnh đối lập giữa cái bao la, mênh mông của sông nước với con thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng càng gợi lên sự nhỏ bé của con thuyền. “Con thuyền” là hình ảnh tả thực nhưng dưới cái nhìn của cái tôi trữ tình trong Tràng giang thì con thuyền cũng chỉ những thân phận nhỏ bé, nổi trôi của kiếp người. Hình ảnh con thuyền và dòng sông vốn đã xuất hiện nhiều trong thơ ca từ cổ chí kim. Cách sử dụng hình ảnh cổ điển trong thơ cùng điệp từ “song song” càng gợi lên nỗi buồn xa vắng. Sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong ngôn từ “buồn điệp điệp” đối với cụm từ “nước song song” tạo cho hai câu thơ nhịp thơ nhịp nhàng, chậm rãi như những tiếng thở dài não nuột đang trào dâng trong lòng nhà thơ.

Đoạn thơ không chỉ gợi lên nỗi buồn mà còn gợi lên sự chia lìa vô định:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Thuyền và nước thường đi liền với nhau, nhưng ý thơ ở đây lại mang đến một sự xa cách giữa thuyền và nước. Hình ảnh “nước” trong câu thơ được nhân hóa như con người, cũng có cảm xúc, cũng biết “sầu” buồn. Cụm từ “sầu trăm ngả” gợi cho ta cảm giác một nỗi buồn vô tận, trải dài khắp không gian trăm ngả. Đọc câu thơ, người đọc hình dung được một con thuyền lênh đênh cứ trôi nổi xa tít, để mặc dòng nước mênh mang lặng lẽ và heo hút.

Bên cạnh những hình ảnh thân thuộc trong thơ xưa như sóng nước, con sông, con thuyền thì cuối đoạn thơ, nhà thơ lại mang đến một hình ảnh và ý thơ độc đáo đặc sắc:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

“Củi khô” là môt hình ảnh hiện đại trong thơ Huy Cận, hiếm khi ta bắt gặp một hình ảnh như thế trong thơ ca. Câu thơ giàu giá trị gợi hình, mang đến một hình ảnh chiếc củi khô nhỏ nhoi đang lạc lõng. Cành củi vốn đã tạo một cảm giác bé nhỏ, tầm thường lại còn “khô” càng mang đến một ý nghĩa thiếu sức sống. Cụm từ “lạc mấy dòng” mang ý nghĩa có chiều sâu, một cành củi khô đã vốn quá bé nhỏ lại bị quăng quật khắp mấy dòng sông nước. Nhà thơ đã dùng nghệ thuật đảo ngữ, ông không viết “một cành củi khô” mà lại viết “củi một cành khô” cùng nhịp thơ 1/3/3 khác hẳn với ba câu thơ trên như muốn nhấn mạnh cái hình ảnh của củi cũng như thân phận nhỏ nhoi bị vùi dập lênh đênh trên dòng đời vô định.

Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang, chúng ta có thể thấy xuyên suốt cả đoạn thơ là nỗi buồn sâu thẳm. Tất cả hình ảnh thơ “sóng”, “thuyền”, “nước”, “củi” hiện lên trong thơ Huy Cận đều buồn sầu không một sức sống. Bởi chính tâm hồn buồn man mác của nhà thơ đã dàn trải lên cảnh vật nên nhìn đâu cũng là nỗi sầu nhân thế. Như thi nhân xưa có viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Bằng việc sử dụng những hình ảnh thơ chuẩn mĩ trong thơ xưa cùng hình ảnh thơ hiên đại qua cái nhìn của nhà thơ, kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đảo ngữ, ngôn từ giàu hình ảnh… Nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh mênh mang, rộng lớn nhưng buồn man mác trên sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn về sự nhỏ nhoi, vô định của kiếp người. Đoạn thơ nói riêng cùng bài thơ nói chung là những vần thơ tiêu biểu cho hồn thơ sầu nhân thế của Huy Cận một thời.

2. Phân tích khổ 1 Tràng giang bài số 2:

Đọc “Tràng giang”, chẳng ai có thể phủ nhận danh hiệu nhà thơ “buồn” nhất trong văn học hiện đại Việt Nam. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà Huy Cận đã viết lên bài thơ “Tràng giang” sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Huy Cận là một trong những cái tôi phong cách nổi bật trong phong trào thơ Mới 1930-1945. Thơ Huy Cận mang nỗi buồn hoài cổ ngàn năm cùng nhiều sáng tạo mới mẻ. Bài thơ “Tràng giang” là thành công lớn trong sự nghiệp thơ ca Huy Cận trước Cách mạng. Trong đó, khổ thơ đầu tiên là khái quát không gian sông nước mênh mông từ điểm nhìn mặt sông.

Đọc khổ thơ đầu tiên mà bỗng rùng mình rợn ngợp một nỗi buồn đìu hiu, xa vắng mà ở đó 4 nốt trầm ngân lên gồm sóng, thuyền, nước và cành củi.

Từ câu thơ mở đầu, người ta đã thấy nỗi buồn dằng dặc:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Tác giả dùng từ “tràng giang” như nhãn tự, điểm mấu chốt xuyên suốt bài thơ. Dùng từ Hán Việt “tràng giang” vừa để phân biệt với con sông Trường Giang (Trung Quốc) vừa lấy âm “a” và điệp “ang” gợi tả không gian rộng mênh mông, dài bất tận và sâu ngút ngàn. Giữa con sông rộng ấy có một chuyển động rất nhỏ rất tinh – “gợn”. Một con sóng nhỏ bé, chuyển động giữa ngợp trời biển rộng hẳn cô độc lắm, cô độc nên nó mới mang trong mình nỗi buồn lớn khủng khiếp, “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn như gấp lên ngàn vạn lần cùng từ láy “điệp điệp”.

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Câu thơ thứ hai, tác giả chuyển tới điểm nhìn con thuyền. Tưởng chừng như thuyền sẽ mang đến chút hơi thở sự sống. Song, Huy Cận chỉ thấy nỗi buồn thê lương hơn khi thuyền rơi vào trạng thái “xuôi mái”, buông bỏ, phó mặc. Con thuyền không mục đích, không phương hướng. Như vậy, cũng như hình ảnh sóng trên, hình ảnh thuyền cũng là bút pháp lấy động tả tĩnh. Tưởng như sóng như thuyền đang vận động, song thực tế lại hoàn toàn bất động.

Câu thơ thứ ba có lối cấu trúc vận động khá đặc biệt:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Hình ảnh thuyền và nước dường như phá vỡ quy luật thường tình. Nước chảy thuyền trôi. Một con thuyền đang xuôi mái tất yếu sẽ di chuyển theo hướng nước chảy. Thế nhưng, hai thực thể vốn vận động cùng chiều này lại đối lập “về” – “lại”. Tuy vậy, sự phi logic trong tự nhiên lại rất có lí trong vận động tâm trạng tác giả. Tâm hồn đầy lo âu, mặc cảm, lạc lõng kia có thể nào thấy được cảnh tượng thiên nhiên hòa hợp, sum vầy?

Nếu như ba câu thơ đầu toàn là những thứ quen thuộc như sóng, thuyền, nước thì câu thơ cuối lại xuất hiện hình ảnh rất lạ:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Văn học trung đại trước đó nói đến nào là “tùng cúc trúc mai”, nào “long ly quy phượng”, còn Huy Cận? Huy Cận đề cập một từ “củi” mà như phá vỡ mọi quy luật, mọi khuôn mẫu phép tắc nền thi ca trước đó để rồi dẫn đường cho cái tôi độc đáo, sáng tạo.

Câu thơ sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, thay vì “một cành củi khô”, Huy Cận đã đảo toàn bộ trật tự thành “củi một cành khô”.

Về nội dung, câu thơ hội tụ mọi nỗi cô đơn, ảo não, buồn tủi của một kiếp hồng nhan lo lắng về dòng đời bất trắc. “Củi”, “khô” là vật chết. “một cành” là đơn độc. “lạc mấy dòng” – sự lạc lõng, chơi vơi. Tất cả những gì hiện diện trong câu thơ là chết chóc, chán chường, cô độc, bất lực trước dòng đời.

Như vậy, những hình ảnh vừa quen vừa lạ, giàu hàm súc, giàu sức gợi cùng cách gieo vần, điệp âm và sử dụng các từ láy “điệp điệp”, “song song” mà khổ thơ hội tụ mọi đặc trưng của nền thơ ca hiện đại. Mặt khác, phân tích khổ đầu bài thơ Tràng giang ta cũng thấy được cái tôi Huy Cận buồn “ảo não”, đầy hoài cổ cho thấy chân dung một trí thức đa sầu đa mang, yêu thiên nhiên và yêu quê hương sâu sắc. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận xứng đáng đưa nhà thơ trở thành “đỉnh cao” thơ Mới.

3. Phân tích khổ 1 Tràng giang bài số 3:

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận. Nhắc đến thơ của ông, người ta có thể nhớ ngay đến chất thơ chất chứa những nỗi sầu nhân thế và lòng ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên. Trước Cách mạng tháng Tám, tên tuổi của ông gắn liền với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”,… Bài thơ “Tràng giang” trong tập “Lửa thiêng” là một trong những áng thơ tiêu biểu bậc nhất của Huy Cận. Bài thơ mang dòng chảy cảm xúc có chút u buồn mênh mang cho kiếp người bé nhỏ, trôi nổi giữa biết bao ngã rẽ cuộc đời. Đặc biệt đoạn thơ thứ nhất đã cuốn hút ngay người đọc theo tâm hồn thơ của tác giả rất độc đáo.

Ngay từ nhan đề, nhà thơ đã khéo léo gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, kéo theo cả tâm trạng của lòng người. Con sông Hồng dài rộng bát ngát, uốn quanh bao trọn cả non sông Việt Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả lại sử dụng “tràng” thay vì từ “trường”. Âm “ang” mang tới cho người đọc mường tượng được bề ngoài rộng lớn của con sông kia. Đó không chỉ là con sông của tạo hóa làm nên, mà tác giả còn muốn nhắc tới dòng sông của đời người, dòng sông chất chứa bao tâm tưởng suy nghĩ.

Có biết bao thi sĩ nhà thơ đã mượn thiên nhiên để giãi bày lòng mình. Nỗi buồn của con người thì vô vàn biết bao : buồn tình yêu, buồn tình bạn, buồn chốn sự nghiệp, còn nỗi buồn của Huy Cận cũng như bao người. Buồn vì ta chưa thể tìm ra con đường đi cho cuộc đời, cho kiếp người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm ẩn chứa một tinh thần hiện đại.

Ngay từ đầu bài thơ, độc giả đã bắt gặp những con sóng đầy tâm tư:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Trong thơ Xuân Quỳnh, bà cũng dùng hình ảnh của sóng để diễn tả nỗi buồn của thuyền và biển. Dường như “sóng” là gia vị hay chất xúc tác dẫn đến những cung bậc cảm xúc của đời người. Hai từ láy “điệp điệp”, “song song” ở cuối câu thơ mang hơi hướng cổ kính của Đường thi. Nó khiến cho tâm trạng người đọc cũng trải dài, mênh mang theo dòng chảy của con sông dài vạn dặm ấy. Những con sóng gối đầu lên nhau, loang xa, dập dềnh theo dòng nước. Mặc cho dòng nước chảy về nơi nào, sóng cứ vỗ về mênh mang.

Trên dòng sông ấy, độc cô “con thuyền” xuôi theo dòng nước, tựa như sự buông thả, bất cần chẳng cần quan tâm tới điểm đến. Cái tài viết thơ của Huy Cận thật đáng ngưỡng mộ, bằng từ ngữ thơ ông lại lột tả nên sự chuyển động của “sóng”, của “thuyền”, nhưng lại khiến cho người đọc không tránh khỏi có chút cảm giác lặng lẽ, cô độc trước thiên nhiên.

Tiếp nối dòng chảy cảm xúc ấy, Huy Cận đã viết:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Mới đây thôi ta còn nhìn thấy thuyền xuôi theo dòng nước. Theo lẽ đời, thuyền và nước nào có thể tách rời, thuyền đi đâu về đâu là nhờ có nước xuôi dòng, vỗ về. Thế mà Huy Cận lại cảm nhận được thuyền và nước đang cách xa, không chung đường. Từ “lại” khiến cho câu thơ nghe có chút tiếc nuối, nhớ mong xót xa. Chính vì lẽ đó là khiến cho lòng người không tránh khỏi cảm giác “sầu” bi. Nhà thơ sử dụng cả từ chỉ lượng “trăm” để đong đếm cho nỗi tiếc thương vô hạn ấy. Cho đời biết rằng ta chẳng bao giờ mong cho giờ phút thuyền và nước phải chia lìa.

Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ, khéo léo nhất qua câu thơ:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Một con thuyền, một cành củi khô đã càng làm nổi bật lên nỗi cô đơn lạc lõng. Tựa như chỉ có mình nhà thơ đang đối diện với vũ trụ thiên nhiên kia. Nhưng cành củi ấy lại khô héo, thiếu sự sống biết nhường nào. Nó chẳng giống như cảnh vật tràn đầy sức sống của “Một bông hoa tím biếc” của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”. “Cành khô” ấy mang nỗi sầu vô định của thi nhân, chỉ có thể trôi nổi, bập bềnh theo dòng nước mênh mang mà chẳng có một định hướng. Cành củi ấy trôi đi phương nào, biết trước là bến bờ bão tố hay chốn bình yên cũng chẳng ai có thể rõ. Hình ảnh giản dị mà sao khiến cho lòng người đọc cảm thấy trống rỗng, cô liêu.

Phân tích khổ 1 bài thơ Tràng giang có thể thấy rõ tài năng “tả cảnh ngụ tình” của Huy Cận thật tài hoa, khéo léo. Chỉ thông qua những hình ảnh giản đơn, “con sóng”, “chiếc thuyền”, “cành khô” mà ta dễ dàng bắt gặp trong biết bao bài thơ khác, nhưng trong thơ của Huy Cận nó có thể truyền tải mạnh mẽ những cảm xúc rất riêng không thể hòa lẫn vào vào các bài thơ xưa. Vẻ đẹp hiện đại, đơn giản mang nặng những tâm tư tình cảm, chân tình của tác giả sẽ mãi đi sâu vào lòng người.

Với những gợi ý nội dung chi tiết cho đề văn phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang (Huy Cận) được Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE tổng hợp phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ có được những bài văn hay và ý nghĩa về tác phẩm đầy ấn tượng của Huy Cận.

Hướng dẫn phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang do Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE tổng hợp gồm đầy đủ dàn ý chi tiết và một số bài mẫu phân tích nội dung khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Đăng bởi: Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Chuyên mục: Giáo dục

Nguồn chia sẻ: https://c3lehongphonghp.edu.vn https://c3lehongphonghp.edu.vn/phan-tich-kho-tho-dau-bai-trang-giang-tac-gia-huy-can/

Bạn thấy bài viết
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
bên dưới đểHọc viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này:
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
” less=”Read less”]

Tóp 10
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Video
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

Hình Ảnh
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Tin tức
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Review
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Tham khảo
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Mới nhất
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Hướng dẫn
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

#Phân #tích #khổ #thơ #đầu #bài #Tràng #giang #Huy #Cận

Tổng Hợp
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

Wiki về
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Trạng từ chỉ cách thức là gì? Cấu trúc và cách sử dụng

Leave a Comment