Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

Bạn đang xem: Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT tại nyse.edu.vn

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì Internet đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Và một trong những lợi ích tuyệt vời mà Internet mang lại cho chúng ta đó chính là ngành thương mại điện tử. Vậy ngành thương mại điện tử là gì? Nó có lợi ích và mặt hạn chế nào đối với kinh tế? Hãy cùng supperclean.vn khám phá trong bài viết này nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Hiện nay có rất nhiều khái niệm thương mại điện tử được đặt ra khiến nhiều người phân vân. Nhưng theo định nghĩa của tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì thương mại điện tử bao gồm những hoạt động sản xuất, phân phối, tiếp thị, buôn bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử. 

thương mại điện tử là gìThương mại điện tử là gì?

Còn thương mại điện tử Việt Nam được Chính Phủ định nghĩa như sau: “Hoạt động thương mại điện tử chính là việc tiến hành một phần hay toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử được kết nối với hệ thống mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc có thể là các loại mạng mở khác”

Hiểu theo 1 cách rộng hơn thì bất cứ một hoạt động thương mại nào được triển khai trên các phương tiện điện tử thì sẽ được gọi là thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với nhiều người tiêu dùng hiện nay thì thương mại điện tử còn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đơn giản hoá hơn đó chính là mua bán và trao đổi các mặt hàng và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử và Internet.

Thương mại điện tử thường được thực hiện đối với những hoạt động truyền thống như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại dịch vụ hướng đến các dịch vụ pháp lý hay dịch vụ tài chính và đặc biệt quan trọng là thương mại hàng hóa  với các mặt hàng gia dụng, quần áo. Tóm lại, ngành thương mại điện tử đang dần dần trở thành một cuộc cách mạng lớn có thể thay đổi hoàn toàn cách thức mua sắm đồ đạc của con người trong tương lai.

thương mại điện tử là gìE-commerce là viết tắt tiếng Anh của thương mại điện tử

Thương mại điện tử Tiếng Anh là Electronic Commerce nhưng hay được viết tắt là E Commerce, E-comm hoặc cũng có thể là EC.

Học thương mại điện tử ra làm gì? Nếu tốt nghiệp ngành này thì người học dễ dàng chọn lựa được những việc làm với mức lương cực kỳ hấp dẫn cùng môi trường làm việc năng động với các vị trí như: Chuyên viên quản trị, chuyên viên lập dự án, tư vấn viên cho những công ty tư vấn, cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên ngành Thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng,…

Bài viết tham khảo: SWOT là gì? Các kiến thức liên quan về ma trận SWOT Analysis

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử có thể hiểu đơn giản là một kênh chuyên dụng để bán hàng trực tuyến và được nhiều chủ shop bán hàng hoặc các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa ưa thích và sử dụng rộng rãi. Dựa theo cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại ngày nay thì đây còn được coi là một hình thức kinh doanh online vô cùng phổ biến.

Các trang thương mại điện tử ra đời được ví như một giải pháp hữu ích và thiết thực dành cho người tiêu dùng. Nó tạo môi trường kinh doanh và buôn bán trực tuyến tiện ích cho cả người bán và người mua. Loại hình giao dịch này đã dần trở nên phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Pháp và cũng bắt đầu trở nên rầm rộ tại các nước Đông Nam Á trong những năm gần đây.

thương mại điện tử là gìNhững sàn thương mại nổi tiếng tại Việt Nam

Các mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Thương mại điện tử được đánh giá là 1 trong những cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ. Nó cũng có thể là hình thức duy nhất để đưa sản phẩm của họ ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Thế nhưng, các mô hình thương mại điện tử lại rất khác nhau và được chia cụ thể như sau:

Business to business (B2B)

Khi một công ty quyết định mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác sẽ được gọi là B2B. Ví dụ: Một công ty kinh doanh thiết bị điện tử mua phần mềm kế toán.

Các phần mềm kinh doanh giống như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng sẽ được coi là B2B. Bán hàng trực tuyến B2B có phần phức tạp hơn các hình thức khác vì nó có một danh mục quá nhiều sản phẩm.

Business to consumer (B2C)

Bán lẻ trực tuyến B2C là để chỉ hành động của 1 người tiêu dùng mua một sản phẩm nào đó thông qua internet để sử dụng cho chính mình. Cho dù thương mại điện tử B2C có phần nổi bật hơn nhưng nó lại chỉ bằng một nửa thị phần của thị trường thương mại điện tử B2B trên khắp thế giới.

mô hình b2cMô hình B2C phổ biến

Consumer to consumer (C2C)

C2C hoạt động tương tự như các trang trao đổi, buôn bán, đấu giá qua mạng Internet, trong đó người dùng sẽ bán hàng hóa cho nhau. Đó có thể là những sản phẩm do chính họ làm ra, chẳng hạn như đồ thủ công hoặc những đồ vật cũ mà họ sở hữu và có mong muốn bán lại.

Consumer to business (C2B)

Khi khách mua hàng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì đó chính là thương mại C2B, tạo ra giá trị có thể tồn tại ở nhiều hình thức. Ví dụ, 1 khách hàng để lại đánh giá tốt cho 1 doanh nghiệp hay 1 trang web nào đó. Bên cạnh đó thì C2B còn là những doanh nghiệp bán hàng second-hand, đôi khi là mua hàng hóa từ những người dùng mạng bình thường.

Business to government (B2G)

Hình thức này còn có tên gọi khác là business to administration (B2A). Có thể hiểu đơn giản là khi 1 công ty tư nhân thực hiện trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với 1 cơ quan công cộng khác. Thông thường thì là dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với 1 tổ chức công cộng để thực hiện dịch vụ đã được ủy quyền. Ví dụ, 1 công ty giám sát có thể tham gia đấu thầu trực tuyến 1 hợp đồng hoặc 1 công ty công nghệ thông tin có thể đáp ứng đề xuất được quản lý hệ thống phần cứng máy tính của thành phố.

Consumer to government (C2G)

Bạn đã từng thực hiện trả phí cho chỗ đỗ xe ô tô bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh chưa? Nếu rồi thì bạn đã có trải nghiệm về hình thức C2G rồi đấy. Mô hình này gồm có nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của các cơ quan chính phủ được đấu giá thông qua hình thức online. Bất cứ khi nào bạn thực hiện chuyển tiền cho 1 cơ quan công cộng qua mạng là bạn đang tham gia vào hình thức thương mại điện tử C2G rồi.

Lợi ích của thương mại điện tử là gì?

Lợi ích to lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại cho chúng ta chính là khả năng tiết kiệm chi phí đến mức tối đa và tạo nhiều thuận lợi giữa các bên giao dịch. 

Việc thực hiện giao dịch bằng các phương tiện điện tử thường nhanh hơn so với các giao dịch truyền thống khác. Ví dụ bạn gửi fax hay thư điện tử như gmail thì nội dung thông tin sẽ đến tay của người nhận nhanh hơn việc gửi thư qua bưu điện rất nhiều.

thương mại điện tử là gìThương mại điện tử giúp quy trình buôn bán nhanh hơn

Các giao dịch thông qua Internet có chi phí cực kỳ rẻ, 1 doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị và chào hàng đến 1 loạt khách hàng chỉ với mức chi phí giống như gửi cho 1 khách hàng mà thôi. 

Với thương mại điện tử, các bên có thể giao dịch ngay cả khi đang ở cách xa nhau, giữa thành phố với vùng nông thôn, từ nước này sang nước khác hay nói đơn giản là không bị giới hạn về không gian địa lý. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí đi lại cũng như thời gian gặp mặt trong khi tiến hành mua bán. 

Với người tiêu dùng thì thương mại điện tử có vai trò vô cùng lớn, họ có thể chỉ cần ngồi ngay tại nhà để thực hiện đặt hàng, mua sắm rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau 1 cách thật nhanh chóng mà không tốn thời gian.

Tuy nhiên, những lợi ích kể trên chỉ có ở những doanh nghiệp thực sự nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử. Vì thương mại điện tử góp phần rất lớn nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Điều này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt và bình đẳng với các doanh nghiệp từ nước ngoài.

Hạn chế của thương mại điện tử là gì?

Những hạn chế về mặt kỹ thuật

  • Chưa có những tiêu chuẩn quốc tế nhất định về chất lượng, sự an toàn và độ tin cậy của sản phẩm.
  • Tốc độ đường truyền mạng Internet ở nhiều quốc gia vẫn chưa thể đáp ứng được tốt nhu cầu của người dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng phần mềm vẫn còn ở trong giai đoạn đang phát triển và chưa thể ứng dụng thực tế.
  • Vẫn còn gặp những khó khăn nhất định khi kết hợp các phần mềm liên quan đến thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống khác.

tốc độ mạngMạng chậm cũng làm ảnh hưởng đến thương mại điện tử

  • Cần có sự phục vụ của các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt với công suất lớn, độ an toàn cao nhưng cần đòi hỏi thêm chi phí đầu tư lớn.
  • Chi phí để truy cập Internet tại nhiều nơi vẫn còn cao.
  • Để thực hiện được các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử dưới hình thức B2C đòi hỏi 1 hệ thống kho hàng tự động lớn.

Những hạn chế về thương mại

  • Vấn đề về an ninh và riêng tư vẫn là 2 cản trở lớn về mặt tâm lý đối với người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử.
  • Sự thiếu lòng tin giữa người bán hàng và mua hàng trong thương mại điện tử do không thể gặp nhau trực tiếp.
  • Nhiều vấn đề liên quan đến luật, chính sách cũng như thuế chưa được làm rõ.
  • Một số chính sách còn chưa linh động, chưa thực sự hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa để thương mại điện tử có thể phát triển.
  • Các phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này còn chưa đầy đủ và hoàn thiện.
  • Quá trình chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực sang ảo cần rất nhiều thời gian.
  • Niềm tin đối với môi trường kinh doanh không có giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch online cũng cần thời gian để làm quen.
  • Số lượng người tham gia lĩnh vực này chưa đủ lớn để có thể đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và đảm bảo có lãi).
  • Số lượng gian lận ngày càng tăng cao do đặc thù của ngành.

Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam diễn ra thế nào?

Trong những năm trở lại đây thì ứng dụng thương mại điện tử chính là dấu ấn mạnh mẽ của nền kinh tế số trong đời sống của phần lớn người dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thì Việt Nam hiện xếp hạng thứ 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh nhất trên thế giới đồng thời xếp hạng thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việc Việt Nam đang ở trong nền kinh tế số hóa chính là cơ hội lớn để lĩnh vực thương mại điện tử có thêm nhiều động lực để phát triển và tiến xa hơn nữa.

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự đoán là sẽ bùng nổ mạnh mẽ khi mà tại Việt Nam hiện nay có tới 53% dân số sử dụng mạng Internet và hơn 50 triệu thuê bao điện thoại thông minh. 

tăng trưởng của buôn bán trực tuyếnQuy mô tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam

Điều đó cũng đã được chứng minh thông qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam dẫn ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam với tốc độ tăng trưởng của năm 2017 với năm 2016 đã tăng lên 25%. Báo cáo này cũng cho thấy rằng, đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến thì thông tin từ nhiều website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng đến 35%.

Xếp hạng website thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều các trang thương mại điện tử nhưng dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê 4 cái tên nổi bật nhất trên thị trường quốc tế cũng như tại Việt Nam các bạn nhé!

Trang Amazon

Amazon là 1 trong những trang mua bán điện tử hàng đầu trên thế giới hiện nay và có trụ sở được đặt tại Mỹ, hiện Amazon đã có mặt tại rất nhiều các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha,… Tiền thân là 1 trang web bán sách nhưng đến giờ Amazon đã có riêng cho mình một danh sách mặt hàng cực kỳ phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhiều người trên toàn cầu.

amazonAmazon là sàn thương mại điện tử lớn nhất

Trang Alibaba

Alibaba được sáng lập bởi tỷ phú người Trung Quốc là Jack Ma vào năm 1999 và cho đến nay  nó đã trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu tại Trung Quốc và cả trên thế giới. Alibaba là trang thương mại điện tử điển hình hoạt động theo mô hình B2B nhằm kết nối các doanh nghiệp với nhau nhiều hơn là để kết nối khách hàng với các doanh nghiệp.

Trang Lazada

Lazada là 1 trong những kênh bán hàng nổi bật trong sàn thương mại điện tử và đã lọt top đầu tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Lazada đem đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm cực kỳ độc đáo và phong phú. Đây cũng là một trong những trang có quy trình bán hàng chuyên nghiệp và quy mô nhất.

Trang Shopee

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay khi giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng lớn mạnh trên thị trường và có những trải nghiệm thú vị chất lượng mới hướng đến khách hàng. Bên cạnh đó thì giao diện của Shopee cũng khá dễ dàng để sử dụng nên tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.

shoppeShopee rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Bài viết tham khảo: P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào thì tốt? Cách tính chỉ số P/E

Hy vọng qua những thông tin bổ ích này các bạn đã phần nào hiểu được thương mại điện tử là gì cũng như lợi thế và hạn chế mà nó đem lại cho kinh tế. Có thể thấy được rằng, thương mại điện tử đang là xu hướng nổi trội trong tương lai, việc nắm rõ ngành này là gì sẽ là nền tảng vững chắc để bạn có thể phát triển và thành công hơn.

Bạn thấy bài viết Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT bên dưới để Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này: Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Hỏi đáp

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT” less=”Read less”]

Tóp 10 Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Video Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

Hình Ảnh Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Tin tức Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Review Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Tham khảo Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Mới nhất Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Hướng dẫn Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

#Thương #mại #điện #tử #là #gì #Lợi #ích #hạn #chế #của #ngành #TMĐT

Tổng Hợp Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

Wiki về Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Yep là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng của “yep” là gì?

1 thought on “Thương mại điện tử là gì? Lợi ích & hạn chế của ngành TMĐT”

  1. I’m extremely pleased to discover this website. I want to to thank you for ones time for this fantastic read!! I definitely savored every bit of it and i also have you saved to fav to look at new stuff on your blog.

    Reply

Leave a Comment