Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

Bạn đang xem: Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả tại tieuhocdongphuongyen.edu.vn

Thuyết trình là gì? Theo nghiên cứu của tạp chí Forbes, có đến 70% dân số có nỗi sợ thuyết trình trước đám đông. Làm thế nào để đối diện với nỗi ám ảnh mang tên “thuyết trình”?  Bài viết sau đây Sau Giờ Hành Chính muốn chia sẻ đến các bạn 4 phương pháp giúp chúng ta trở nên tự tin hơn để có bài thuyết trình hoàn hảo nhất.

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình hiểu theo cách đơn giản là nói trước đám đông về một thông điệp, nội dung mà bản thân muốn truyền tải đến với người nghe. Không chỉ CIO, CTO, Product Manager, diễn giả mới cần tới thuyết trình.

Mà ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần thuyết trình khi còn đi học, đi làm. Cụ thể bạn là một ban cán sự trong lớp học. Bạn muốn thông báo với lớp mình về những nội dung của cuộc thi hội thao mà nhà trường tổ chức. Đó chính là thuyết trình.

Bạn muốn xin ba mẹ mua một món đồ mà mình thích, bạn phải thuyết phục được ba mẹ qua những lợi ích từ món đồ đó. Đây chính là thuyết trình. Và còn vô số những trường hợp khác.

thuyết trình là gì“Tất cả những diễn giả giỏi cũng đã từng là những người có kỹ năng trình bày rất tệ”.

Định nghĩa trên là cách hiểu đơn giản nhất về khái niệm thuyết trình là gì. Hiện nay ở nhiều trang sách hoặc các văn bản, thuyết trình được lý giải theo nhiều cách khác nhau.

Một vài khái niệm về thuyết trình là:

  • Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người.
  • Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được xem là một nghệ sĩ hoặc diễn viên đứng trước khán giả.
  • Thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua sự rèn luyện và học hỏi.

Những lợi ích không ngờ khi thuyết trình hiệu quả

Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kỹ năng thuyết trình tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong xã hội. Đặc biệt là sự cảm phục, kính nể từ những cá nhân khác.

Thuyết trình không chỉ là nói. Mà nó còn là một tập hợp của nhiều kỹ năng khác như: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể, lập luận sáng tạo, chắc chắn, tràn đầy sự tự tin,…

Thể hiện bản thân một cách trọn vẹn

Lợi ích này sẽ được phát huy tối đa trong tình huống bạn cần thể hiện trước nhà tuyển dụng. Cho dù bạn chỉ là một sinh viên mới ra trường hay người đi làm đã lâu. Thì khi tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng đều chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, trình bày của bạn.

Sở hữu khả năng diễn đạt trôi chảy sẽ là một điều kiện thuận lợi giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thuyết trình, trình bày hiệu quả cũng là một điểm mạnh rất lớn giúp bạn thể hiện được hết năng lực thật sự của mình.

Xem ngay: 9 mẫu mục tiêu nghề nghiệp các ngành đầy đủ nhất 2021

Tăng sự tự tin trước đám đông

Những ai có khả năng thuyết trình tốt chắc chắn là người luôn giữ cho mình sự tự tin nhất định. Để trở nên bình tĩnh đối diện với các vấn đề, khả năng phản ứng nhạy bén và xử lý tình huống tốt hơn.

Khi bạn thể hiện tốt khả năng thuyết trình của mình, dám đưa ra quan điểm cá nhân trước mọi người. Bản thân sẽ cảm thấy tự hào và luôn có động lực phát huy, càng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

thuyết trình là gìTrình bày mạch lạc những gì bản thân muốn nói là một cách ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Thuyết trình đồng thời cũng là cách để bạn có thể rèn luyện được kỹ năng giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh. Đặc biệt với những người thường xuyên phải làm việc với khách hàng.

Bạn sẽ biết cách nói chuyện, thỏa thuận sao cho tốt nhất. Cùng với đó cũng sẽ trau dồi được các kỹ năng áp dụng cho mọi tình huống khác trong cuộc sống.

Dễ có cơ hội thăng tiến hơn

Thuyết trình tốt sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Một nhà quản lý, giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược và ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Mà còn phải sở hữu được khả năng diễn đạt tốt.

thuyết trình là gìKỹ năng thuyết trình tốt là một trong các điều kiện cần để bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Dù là giao tiếp dưới bất kỳ ngôn ngữ nào, tiếng Việt, tiếng Anh,… Người lãnh đạo giỏi cũng đều có thể trình bày cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược mà bản thân người đó đã đề ra.

Không những lĩnh vực kinh tế mà khả năng thuyết trình còn được trọng dụng trong cả chính trị. Cụ thể những nhà thuyết trình tài ba đều trở thành những người lãnh đạo trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Barack Obama, Marther Luther King,…

thuyết trình là gìCựu tổng thống Barack Obama đã từng làm rất tốt vị trí diễn giả của mình trên khắp thế giới.

Đối với giáo dục, bạn hãy thử tưởng tượng nếu một giáo viên không thể diễn đạt. Trình bày hấp dẫn được về một vấn đề nào đó trước đám đông. Cho dù người đó có am hiểu kiến thức sâu rộng đến đâu thì liệu rằng học sinh có hiểu được bài hay không?

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm đòi hỏi khả năng diễn đạt, truyền tải thông điệp hấp dẫn và hiệu quả nhất đến với người nghe. Đặc biệt phải có sự tương tác với người nghe bất kể quy mô như thế nào.

5 sai lầm thường gặp khi thuyết trình

Nắm bắt được các sai lầm thường gặp trong thuyết trình là một cách khắc phục hiệu quả nhất. Để bài phát biểu của bạn trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn. Vậy các lỗi thuyết trình mà mọi người thường dễ mắc phải là gì?

Nội dung thuyết trình lan man, không mang lại giá trị

Một số người khi thuyết trình thường chỉ ra rả nói về những điều mà bản thân muốn nói. Họ chỉ tập trung hoàn thành xong nhiệm vụ thuyết trình của mình chứ không cần biết người nghe có thực sự muốn nghe hay không.

thuyết trình là gìNội dung lan man khiến người nghe ngán ngẩm, không tập trung.

Ở một số hội thảo, người nghe thường tham dự với vai trò là các độc giả. Có thể họ chưa biết nhiều về chủ đề mà người thuyết trình muốn nói.

Sẽ không có ích lợi gì khi khán giả không hiểu về những điều bạn đang phát biểu. Vì thế việc hiểu rõ nhu cầu và đặt mình vào vị trí người nghe là điều quan trọng để nội dung bạn truyền tải trở nên có ý nghĩa hơn.

Bạn có thể tạo kết nối với người nghe để họ chú ý đến bạn khi thuyết trình thông qua các hoạt động như: Lời chào hỏi, mở đầu ấn tượng, đặt câu hỏi tương tác liên quan đến nội dung mình thuyết trình, chơi mini game trước khi dẫn vào chủ đề thuyết trình,…

Thiếu sự chuẩn bị

Một bài phát biểu có thể chỉ diễn ra trong 30 phút hoặc ít hơn. Nhưng để thuyết trình được lưu loát, hấp dẫn người nghe, bạn có thể mất đến nhiều ngày hoặc nhiều tuần chuẩn bị. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một bài phát biểu là điều vô cùng cần thiết. Kể cả bạn có là diễn giả nổi tiếng truyền cảm hứng như Steve Jobs.

Để không bị gấp gáp, chi phối tâm lý bởi thời gian quá ngắn. Bạn nên dành sự chuẩn bị sớm cho những nội dung bản thân cần phát biểu. Bên cạnh việc kiểm soát được cảm xúc trong lời nói thì bạn còn nắm kỹ được nội dung. Đặc biệt là cảm thấy tự tin, không bị mất bình tĩnh.

thuyết trình là gìLên kế hoạch về các nội dung cần diễn đạt sao cho ngắn gọn, mạch lạc nhất.

Bên cạnh nội dung thì việc chuẩn bị các trang thiết bị đi kèm, hỗ trợ buổi thuyết trình cũng là các yếu tố quan trọng cần nhắc đến. Thoạt mới nghe qua, có thể bạn sẽ nghĩ những công cụ đó là thứ luôn có sẵn. Chỉ cần đợi đến “giờ vàng” là có thể bắt đầu thuyết trình suôn sẻ.

Nhưng trên thực tế, có không ít trường hợp các thiết bị điện tử “chủ nói tớ không nghe”. Dẫn đến tình trạng hình ảnh đi trước nhưng âm thanh thì… chẳng thấy đâu.

Những sơ suất nhỏ nhặt như vậy vừa khiến cho buổi thuyết trình diễn ra không thuận lợi. Mà còn làm người nghe cảm thấy bị thiếu tôn trọng do bạn không có sự chuẩn bị trước. Do đó việc phòng tránh các trường hợp trên xảy ra không bao giờ thừa đối với người thuyết trình.

thuyết trình là gìTrang thiết bị hỗ trợ trong buổi thuyết trình cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh.

Ban nên chuẩn bị trước về các vấn đề sẽ xảy ra nằm ngoài kiểm soát của bạn. Bằng cách tự chuẩn bị mọi thứ từ nội dung, trang thiết bị hỗ trợ, trang phục,… Trước 3 – 4 tiếng khi bắt đầu bài phát biểu. Cẩn thận hơn có thể dành hẳn trước 1 ngày để làm quen với các trang thiết bị và địa điểm thuyết trình. Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng cho từng sự cố để đảm bảo buổi thuyết trình của bạn được diễn ra suôn sẻ.

Quá ít hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa trong bài thuyết trình là một yếu tố cần để khán giả không có cảm giác nhàm chán. Thông thường, người nghe không thể đọc hết được các dòng văn bản bạn trình chiếu trên slide. Cũng không thể vừa đọc vừa tập trung 100% nội dung mà bạn phát biểu.

Chúng ta thường truyền tai nhau câu ngạn ngữ “Một bức tranh có giá trị bằng ngàn lời nói”. Đề cập đến việc mọi ý tưởng phức tạp, khó diễn đạt đều có thể truyền tải chỉ với một hình ảnh. Nó chứa đựng một lượng lớn thông tin mà người xem chỉ cần nhìn vào sẽ có thể hiểu được mọi ý nghĩa.

thuyết trình là gìHình ảnh là nơi chứa nguồn thông tin lớn nhất mà không cần phải diễn đạt quá nhiều.

Hơn nữa, khán giả thường có xu hướng thích nghĩ về những minh họa thú vị hơn là cố gắng đọc các văn bản khô khan. Do đó để tạo hứng thú cho người nghe, bạn cần lựa chọn các hình ảnh minh họa chất lượng cao, màu sắc phù hợp. Có thể làm rõ nội dung mà mình diễn đạt. Hơn nữa các slide trình chiếu cần giảm bớt đi lượng chữ. Chủ yếu cần tập trung chau chuốt về văn phong trình bày của bạn.

Nhồi nhét quá nhiều thông tin

Bài phát biểu quá nhiều thông tin sẽ khiến cho người thuyết trình lẫn người nghe cảm thấy rối rắm và không nắm được rõ được nội dung chính là gì. Thông tin càng nhiều, người nói càng phải giải thích, hết vấn đề này đến vấn đề khác. Đặc biệt người nói sẽ bị bối rối, mất bình tĩnh.

Người nói lẫn người nghe đều cảm thấy bị “ngợp” trước những dòng văn bản dài dòng khô khan.

Vì thế mà các bài thuyết trình có nội dung súc tích, ngắn gọn. Đi thẳng vào nội dung chính thường hiệu quả hơn so với các bài dài dòng. Bạn hãy cố gắng giới hạn nội dung bản thân cần diễn đạt để đi vào quan điểm chính. Nếu dẫn dắt quá lâu, khán giả sẽ mất kiên nhẫn và không còn chú ý đến bài phát biểu của bạn nữa.

Cách tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch trước về nội dung mà mình muốn đề cập ra tờ giấy. Đồng thời tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng: “Người nghe có thật sự cần biết điều này không?”. Khoảng thời gian trung bình một người giữ được sự tập trung là trong vòng 20 phút. Nếu vượt qua thời gian này, bài phát biểu của bạn có thể sẽ không tạo hấp dẫn cho khán giả nữa.

Không chú trọng vào ngôn ngữ cơ thể

Hãy thử nghĩ bản thân mình là người nghe, đến tham dự một buổi thuyết trình mà người phát biểu chỉ biết nhìn chăm chăm ghi chú, slide trình chiếu, trần nhà hoặc sàn nhà. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Cảm giác ấy thật không dễ chịu một tí nào.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ cơ thể sẽ diễn đạt tốt nội dung đến với người nghe.

Không sử dụng được ngôn ngữ cơ thể, chỉ đứng một chỗ xuyên suốt thời gian diễn đạt. Cũng là một lỗi thường gặp khi thuyết trình. Điều đó cho thấy bạn là người rụt rè, không có sự tự tin hoặc không nắm được nội dung mà mình cần phát biểu.

Chúng ta có thể thấy các diễn giả nổi tiếng trên thế giới như Steve Jobs, Nick Vujicic, Tony Robbins, cựu tổng thống Barack Obama,… Tất cả họ đều có phong thái thuyết trình rất thoải mái khi di chuyển khắp sân khấu từng giây từng phút. Họ làm chủ được cử chỉ và ngôn ngữ của mình. Hơn thế nữa còn truyền đạt được cảm hứng cho người nghe.

Nếu để ý bạn sẽ thấy các diễn giả nổi tiếng thường sử dụng bàn tay của mình để diễn đạt cảm xúc cho bài phát biểu. Đặc biệt là họ không lạm dụng quá nhiều để tránh gây mất tự nhiên. Mà cần phải phối hợp với toàn bộ cơ thể. Vậy một người bình thường như chúng ta để thành thạo ngôn ngữ cơ thể cần bắt đầu luyện tập như thế nào?

Để thoải mái trò chuyện với khán giả như những người bạn thân thiết. Trước mỗi bài phát biểu, bạn cần hít thở thật sâu để lấy lại sự bình tĩnh, tự tin cho chính mình. Và có thể nói chậm hơn bằng cách tập trung phát âm rõ ràng, từng từ ngữ mà mình diễn đạt.

Bạn có thể tìm cho mình một ánh nhìn của một người để tạo một mục tiêu chính bản thân có thể hướng đến. Sau khi đã cảm thấy ổn định, bạn hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt với từng cá nhân khác ít nhất một lần.

Thế nhưng nếu lượng người nghe quá nhiều, bạn không thể áp dụng cách như trên thì làm sao? Lúc này bạn hãy thử nhìn vào trán của mọi người. Đó là mẹo giữ bình tĩnh mà nhiều diễn giả thường dùng. Vừa giúp người nói lấy lại phong thái tự tin. Vừa khiến người nghe hứng thú hơn vì có sự tương tác qua lại.

Gợi ý 4 phương pháp thuyết trình giúp bạn “tỏa sáng”

Sau đây là 4 bí quyết thuyết trình được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Mỗi cách đều có các ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp phù hợp.

Phát biểu ngẫu hứng (Impromptu speaking)

Phát biểu ngẫu hứng là một cách truyền tải nội dung ngắn, không có sự chuẩn bị trước. Là cách nói ngẫu hứng trong môi trường của những mối quan hệ thân thiết. Thường xuyên sử dụng trong các cuộc hội thoại mỗi ngày. Tuy nhiên đôi lúc nó cũng xảy ra vào một số trường hợp trang trọng bất ngờ.

Tình huống điển hình cho phát biểu ngẫu hứng đó chính là khi bạn đang tham gia cuộc họp với các sếp. Và bạn được yêu cầu nhận xét về báo cáo của thành viên vừa mới trình bày. Lúc này bạn hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước về những luận điểm mình cần diễn đạt.

Chuẩn bị nhanh trong đầu về các luận điểm trọng tâm bạn muốn diễn đạt.

Vậy nếu không may rơi vào tình huống như trên. Bạn cần phải làm gì để thể hiện tốt việc trình bày khi được yêu cầu phát biểu ngẫu hứng như vậy. Dưới đây là một số bước có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này.

Ưu điểm

Phát biểu ngẫu hứng có ưu điểm là thời gian phản hồi nhanh chóng và không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Tất cả chỉ dựa vào những gì bản thân cảm nhận tại chính thời điểm đó.

Nhược điểm

Người nói có ít hoặc không có thời gian để suy nghĩ những trọng tâm mà mình cần nói.  Do đó nội dung truyền tải có thể không được chú trọng vào ý chính, có thể hơi lan man. Người nghe khó theo dõi, cần phải tập trung nhiều hơn.

Đối với phương pháp thuyết trình ngẫu hứng bạn có thể tìm hiểu sâu hơn thông qua các chủ đề trên kênh youtube sau đây: Impromptu Speaking, Soft Skills – Impromptu Speaking, Impromptu Speaking Techniques : How to speak without any preparation,…

Trình bày kết hợp bản thảo (Manuscript Presentations)

Trình bày kết hợp bản thảo là phần trình bày thông điệp bằng cách lặp lại từng chữ theo bản thảo. Người nói phải luôn đặt sự chú ý của mình trên trang in.

Là kiểu thuyết trình phù hợp với các công việc trang trọng như cuộc họp cổ đông công ty, trình bày lý do của buổi lễ,… Yêu cầu bạn phải nói chính xác những gì đã ghi trong văn bản để truyền đạt đúng mục đích chính và tinh thần của buổi lễ.

Ví dụ điển hình nhất đó là các diễn giả chuyên nghiệp, phóng viên lấy tin tức thường được quay bằng thiết bị lấy nét tự động để xuất hiện trên truyền hình. Vậy nên họ cần phải có khả năng giao tiếp bằng mắt với máy ảnh cao. Có giọng điệu trò chuyện và tạo ấn tượng tốt bằng mắt với khán giả.

Tuy nhiên, để thành công khi thuyết trình bằng phương pháp này cần 2 yếu tố:

Các văn bản đi kèm với phương pháp thuyết trình kết hợp bản thảo đều được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt ngôn từ.

Ưu điểm 

Truyền tải chính xác ngôn từ, ý nghĩa của nội dung gốc. Điều này cực kỳ quan trọng trong các văn bản pháp luật, liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

Nhược điểm

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn để trau dồi cho mình kỹ năng thuyết trình kết hợp văn bản này tại các chủ đề trên kênh youtube như sau: Types of Delivery for Speeches and Public Speaking, Manuscript Speech, Manuscript Speech Delivery,…

Thuyết trình ứng khẩu (Extemporaneous Presentations)

Thuyết trình ứng khẩu là dạng bài thuyết trình mở rộng cần được lên kế hoạch kỹ càng. Kết hợp với quá trình tập luyện theo phong cách trò chuyện. Bằng cách sử dụng các dạng giấy note ngắn gọn thay cho bản thảo. Có thể duy trì khả năng giao tiếp bằng mắt với người nghe của mình.

Đồng thời cũng đánh giá được độ tập trung của họ khi bạn đang diễn đạt. Đây là phong cách sử dụng thường xuyên trong các tình huống trình bày mục đích kinh doanh.

Nếu thông tin chuẩn bị chưa đầy đủ. Bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tra cứu và giao tiếp bằng mắt với khán giả.

Thuyết trình ứng khẩu thường sử dụng trong tình huống trình bày ý tưởng và thuyết phục người khác.

Ưu điểm

Nhược điểm

Điển hình cho dạng thuyết trình này đó là video dài 10 phút của một nhà vô địch quốc gia về diễn thuyết quốc tế mở rộng năm 2017. Trên kênh YouTube với chủ đề 2017 International Extemporaneous Speaking National Champion của diễn giả Connor Rothschild.

Thuyết trình nằm lòng (Memorized Speaking)

Thuyết trình nằm lòng là kỹ năng thuyết trình bằng việc ghi nhớ những thông điệp. Và truyền tải qua lời nói đến người nghe. Những nội dung này có thể sẽ hữu ích khi thông điệp có tính chính xác. Người nói không muốn bị giới hạn bởi những ghi chú.

Trường hợp sử dụng thuyết trình nằm lòng điển hình đó là trong các chương trình gameshow. Yêu cầu người diễn viên kể lại các cảnh và vai diễn của mình. Từ kịch bản phim hoặc vở kịch trên sân khấu. Người diễn viên sẽ kể lại bất kỳ chi tiết nào có trong trí nhớ họ.

Thuyết trình nằm lòng thường liên quan đến các buổi ghi hình gameshow.

Ưu điểm

Nhược điểm

Nếu bạn cảm thấy đây là kiểu thuyết trình phù hợp với bản thân mình. Và muốn trải nghiệm nó, bạn có thể xem qua các video về chủ đề thuyết trình nằm lòng – Memorized Speaking trên các kênh như là: Memorized Speech by JellSoL, Memorized Speaking Answers Lower Your Score,…

Kết luận

Dù bạn là ai, tài giỏi đến đâu và đang làm bất cứ công việc gì. Nhưng nếu không thể truyền đạt, thuyết phục người khác nắm rõ quan điểm của chính mình thì sẽ rất khó thành công. Do đó việc hiểu được định nghĩa thuyết trình là gì. Và biết cách trau dồi kỹ năng thuyết trình mỗi ngày sẽ là bước đầu rút ngắn con đường thành công của bạn.

Bạn thấy bài viết Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: tieuhocdongphuongyen.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả của website tieuhocdongphuongyen.edu.vn

Chuyên mục: Hỏi đáp

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả” less=”Read less”]

Tóp 10 Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Video Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

Hình Ảnh Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Tin tức Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Review Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Tham khảo Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Mới nhất Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Hướng dẫn Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

#Thuyết #trình #là #gì #cách #thuyết #trình #để #pitching #hiệu #quả

Tổng Hợp Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

Wiki về Thuyết trình là gì? 4 cách thuyết trình để “pitching” hiệu quả

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  SA – CH là gì? Nghĩa của SA và CH trong đồng hồ và các lĩnh vực khác

Leave a Comment