Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Bạn đang xem:
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
tại nyse.edu.vn

  Phân tích Bài ca Côn Sơn – Tổng hợp những mẫu bài văn phân tích hay nhất tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn phong cảnh ca) của Nguyễn Trãi.

Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Ví dụ:

Bạn đang xem: Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Nguyễn Trãi là một nhà thơ có tính cách vô cùng đặc sắc và có tâm hồn sâu sắc, những tác phẩm của Nguyễn Trãi đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người. Một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi là tác phẩm Bài ca Côn Sơn.

II. Thân bài: Cảm nghĩ của em về Bài ca Côn Sơn

1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh trí Côn Sơn

– Các hình ảnh về thiên nhiên Côn Sơn: tiếng đàn, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, bóng trúc râm

– Các hình ảnh so sánh, liên tưởng sâu sắc về thiên nhiên Côn Sơn

– Cảnh trí thiên nhiên yên tĩnh, khoáng đạt

– Những hình ảnh thiên nhiên hết sức nên thơ và trữ tình

2. Bốn câu thơ sau: Tâm hồn nhà thơ

– Các hình ảnh chỉ tâm hồn nhà thơ: ta nghe tiếng đàn cầm bên tai, ngồi trên đá như ngồi trên chiếu, ta lên ta nằm, ta ngâm thơ nhàn,…

– Các phép điệp từ, hình ảnh so sánh sâu sắc

– Tâm hồn thanh cao, sâu sắc, giao hòa với thiên nhiên,…

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài ca Côn Sơn

Ví dụ:

Bài ca Côn Sơn là một bài thơ nêu lên cảnh thiên nhiên vô cùng sâu sắc và rất đẹp của nhà thơ, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn nhân văn của tác giả.

Xem thêm nội dung bài soạn Bài ca Côn Sơn để tổng hợp ý cho phần dàn bài

Top 2 bài văn phân tích Bài ca Côn Sơn hay nhất

Bài số 1:

Phân tích Bài ca Côn Sơn chính là phân tích tình yêu thiên nhiên của tác giả

Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi. Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong Bình Ngô đại cáo mà còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong Côn Sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém.

Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

………

Trong rừng có bóng trúc râm, 

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên với âm thanh, màu sắc, hình ảnh rất đẹp. Chỉ có trong mấy câu thơ mà tác dụng sử dụng đến ba phép so sánh nhằm nhấn mạnh những vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Tiếng suối Côn Sơn không giống như tiếng hát của người con gái trong Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã nói:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Mà tiếng suối ở đây được ví như tiếng đàn cầm du dương bên tai, trong rừng rêu trên đá khiến cho nhà thơ ngồi trên đó cảm giác giống như là đang ngồi trên đệm êm. Những bóng trúc râm và những cây thông cao vút. Có thể nói nơi đây từ màu sắc xanh của cây rừng đến những tiếng suối rì rầm kia giao hòa với tâm hồn người nghệ sĩ. Dưới sự thoải mái của tâm hồn cũng như thanh thản tươi đẹp của thiên nhiên nhà thơ cất lên những câu thơ như ngâm nga trong khoảng không gian ấy. Thông được so sánh như nêm để cho thấy được ở Côn Sơn những cây thông ấy quả thật rất nhiều. Phải chăng chính sự dày đặc của thông của trúc là nơi che chở tâm hồn nhà thơ tránh khỏi những bụi trần? Cũng có thể những cây thông kia là những người tri kỉ bầu bạn với nhà thơ. Là một người nghệ sĩ thì thiên nhiên cảnh đẹp luôn làm cho người ta thoải mái và thăng hoa. Chính vì thế mà thiên nhiên chính là những gì mà nhà thơ tìm thấy được khi về quê ở ẩn.

Nhà thơ đang vui say như thế nhưng giọng thơ bỗng nhiên như trùng lại vì những câu thơ tiếp theo nhà thơ bỗng trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:

“Về đi sao chẳng sớm toan, 

Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?

………

Hai đàng khó sánh hiền ngu, 

Đều làm cho thỏa được như ý mình. ”

Nhà thơ như thể hiện sự đúng đắn của mình khi cáo quan về ở ẩn. Nửa đời làm quan Nguyễn Trãi bị những nịnh thần chèn ép. Chính vì thế mà ông chán ghét cảnh quan trường sự tận trung của ông như thế được coi là đã đủ. Câu hỏi “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” như lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính bản thân mình. Nhà thơ cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Để về được Côn Sơn một cách thật sự thì Nguyễn Trãi cũng phải trải qua biết bao nhiêu lần được vua mời ra làm quan. Ông tự cảm thấy vừa mừng vì được vua tín nhiệm nhưng cũng vừa sợ trước cảnh quan trường nhiều thủ đoạn bon chen. Ông quả thật là một người “nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá…” (Phạm Văn Đồng). Và phải chăng đó chính là bi kịch giằng xé trong Nguyễn Trãi. Ông muốn giúp nước giúp vua nhưng lại không muốn chịu cảnh quan trường bon chen hãm hại lẫn nhau. Điều đó làm cho lương tâm ngay thẳng của ông không thể chấp nhận được. Mà một khi đã không còn thích với chốn quan trường ấy thì nhất quyết là không thể làm được gì. Thế rồi nhà thơ nói về quy luật ở đời. Đồng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường kia đều có những công danh, vinh hóa phú quý cả một đời thế nhưng khi chết lại để lại tiếng xấu, còn Bá Di thúc tề đời Ân, Chu thà nhịn đói cũng không lấy thóc. Hai cách sống, hai cách lựa chọn khác nhau ấy đã làm nổi bật lên quan điểm sống của Nguyễn Trãi đã chọn. Đó là thà có ăn uống nước lã đi chăng nữa mà để lại tiếng thơm muôn đời còn hơn là phú quý giàu sang để rồi để một đời ô nhục không bao giờ hết. Chung quy sự “hiền, ngu” ở đời đều là để thỏa ý mình mà thôi.

Và cũng chính từ những suy nghĩ ấy Nguyễn Trãi như thể hiện cuộc đời triết lý nhân sinh của mình:

“Trăm năm trong cuộc nhân sinh, 

Người như cây cỏ thân hình nát tan. 

……….

Sào, Do bằng có tái sinh, 

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”

Nhà thơ ví thân phận của con người chẳng khác nào cây cỏ cả rất dễ nát tan, dễ bị dẫm đạp. Quan điểm triết lý ấy chưa hẳn là bi quan mà nó nói lên cái mong manh của sự sống chết của con người. Nó giống như câu thơ “Sông có khúc, người có lúc”. Thân phận con người không thể lúc nào cũng hiển đạt sung sướng được vì thế cho nên cũng giống như cây cỏ kia con người có lúc giàu sang hạnh phúc nhưng cũng có lúc nghèo khổ ô nhục. Cái sự tốt tươi kia thay đổi tuần hoàn. Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” trước bao lâu vụ án Lệ Chi Viên xảy ra ? Tâm trạng thời thế, triết lí về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, tỏa rộng trong tâm hồn nhà thơ. Suy cho cùng thì dẫu có hiển đạt hay nhục nhã thì khi chết đi con người cũng chẳng biết gì nữa.

Đặc biệt là hai câu thơ cuối của tác giả đã thể hiện được sự thiết tha của Nguyễn Trãi:

“Sào, Do bằng có tái sinh, 

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”

Sài Phủ, Hứa Do đều là những vị quan thanh liêm thời vua Nghiêu Trung Quốc. Cả hai người ấy đều không màng danh lợi mà quyết định sống một cuộc đời ẩn dật chính vì thế mà nhà thơ như học tập những con người như thế. Và bằng tiếng gọi tha thiết nhà thơ như muốn nếu họ tái sinh thì hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. Bài ca ấy thể hiện nỗi niềm của nhà thơ và phải chăng nhà thơ như muốn tìm những người tri kỉ, những người có thể hiểu được bản thân mình.

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi qua bài thơ này. Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời.

Tham khảo thêm: Cảm nghĩ về tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Bài số 2:

Cảm nhận vẻ đẹp của quê hương khi phân tích Bài ca Côn Sơn

Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó có Nguyễn Trãi, nhà thơ tài hoa, cũng là vị anh hùng xuất sắc của dân tộc ta, đã sáng tác “Bài Ca Côn Sơn” trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vừa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”

Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán nhưng đã được dịch ra tiếng Việt với thể thơ lục bát du dương, uyển chuyển. Bản dịch được đánh giá là hay, thể hiện đầy đủ xúc cảm của nguyên tác. Mở đầu bức tranh Côn Sơn là một âm thanh êm đềm:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác, và từ đó, đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với “tiếng đàn cầm bên tai”. Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn tiếng suối kia, phải chăng là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ? Tả tiếng suối bằng tiếng đàn là một cách miêu tả thật độc đáo, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có lần tả “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra. Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối – đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, còn tiếng suối – tiếng hát của Hồ Chí Minh thì đẹp hiện đại, lấp lánh trẻ trung…

Thế đấy, nhà thơ tả tiếng suối để khắc họa không gian yên tĩnh, đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Và giữa không gian ấy là hình ảnh:

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Nhà thơ tả “đá” mới thật độc đáo làm sao: Ông cảm nhận đá qua màu rêu đã phơi nắng phơi mưa qua bao ngày bao tháng. Hình ảnh ấy khiến người đọc có cảm giác rằng đá Côn Sơn đã bao lâu “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Có lẽ nó mang trong mình chiều dài năm tháng và bề dày của những trang lịch sử, là hình ảnh của một thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy mà nhà thơ mến yêu và gắn bó. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi “ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”. Lại là nghệ thuật so sánh rất đặc sắc, đưa thiên nhiên trở nên gần gũi vô cùng. Côn Sơn như ngôi nhà lớn, mà thảm rêu phơi kia đã trở thành chiếu êm của con người, giúp cho nhân vật trữ tình thảnh thơi ngồi nghỉ, để viết lên những vần thơ hay, êm êm như cảnh Côn Sơn.

Côn Sơn còn có những rừng thông tươi xanh bốn mùa, để nhà thơ hòa mình sảng khoái:

“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”

Người xưa thường yêu thông, vì nó là loài cây không sợ sương tuyết, cứ xanh tươi và mọc thẳng bất chấp phong ba. Hình ảnh rừng thông khiến cho cảnh Côn Sơn trở nên hùng tráng, với cách so sánh giản dị “thông mọc như nêm”. Cánh rừng thông ấy không bao giờ gục ngã trong bão gió, đây là nét đẹp của sức sống, của niềm tin. Phải chăng ẩn ý của nhà thơ là như vậy? Rồi, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong một hành động thể hiện tâm thế thoải mái, thân thuộc là “ta lên ta nằm”. Rừng và thi nhân hài hòa trong một mối gắn bó mật thiết, bóng thông mát rượi che cho nhà thơ say giấc nồng ban trưa. Người đọc như cảm nhận được một tâm hồn dạt dào thi hứng và yêu mến thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi.

Côn Sơn không phải chỉ có thông reo, mà còn có rừng trúc tươi đẹp, hiền hòa, làm say đắm cả lòng người:

Trong rừng có bóng trúc râm

Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.

Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: “trúc râm”, “màu xanh mát” để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất. Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ “ngâm thơ nhàn” thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!

Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên… Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tỏa sáng trên từng câu chữ. “Bài ca Côn Sơn” không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.

Trên đây là tuyển chọn văn mẫu phân tích Bài ca Côn Sơn hay nhất mà Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE sưu tầm được. Mong rằng qua việc tham khảo các bài văn mẫu này, các em sẽ nắm được những yêu cầu cơ bản về nội dung, giúp cho bài văn của mình thêm độc đáo, hấp dẫn hơn.

Chúc các em học tốt !

 

Tuyển chọn văn mẫu hay phân tích bài Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, top 2 bài văn phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn hay nhất.

Đăng bởi: Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Chuyên mục: Giáo dục

Nguồn chia sẻ: https://c3lehongphonghp.edu.vn https://c3lehongphonghp.edu.vn/phan-tich-tac-pham-bai-ca-con-son-nguyen-trai/

Bạn thấy bài viết
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
bên dưới đểHọc viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này:
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
” less=”Read less”]

Tóp 10
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Video
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Hình Ảnh
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Tin tức
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Review
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Tham khảo
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Mới nhất
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Hướng dẫn
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

#Phân #tích #tác #phẩm #Bài #Côn #Sơn #Nguyễn #Trãi

Tổng Hợp
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Wiki về
Phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Công thức tính diện tích hình vuông? Bài tập tính diện tích hình vuông

Leave a Comment