Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

Bạn đang xem:
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14
tại nyse.edu.vn

Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công được Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

Định luật về công

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp

– Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

– Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

– Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

– Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

Hiệu suất của máy cơ đơn giản

Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Do đó công thực hiện phải dùng để thắng ma sát và nâng vật lên. Công này gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích. Công để thắng ma sát là công hao phí.

Công toàn phần = Công có ích + Công hao phí

Tỉ số giữa công có ích (A1) và công toàn phần (A2) gọi là hiệu suất của máy:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 14

Tính công cơ học khi sử dụng máy cơ đơn giản

Khi nâng vật lên đến độ cao h: A = F.s hay Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Trong đó:

F là lực kéo vật (N)

P là trọng lượng của vật (N)

h là độ cao nâng vật (m)

H là hiệu suất của mặt phẳng nghiêng

s là:

+ Chiều dài mặt phẳng nghiêng (khi dùng mặt phẳng nghiêng)

+ Độ cao cần nâng vật (khi dùng ròng rọc cố định)

+ Chiều dài của đoạn dây dẫn cần kéo (khi dùng ròng rọc động)

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

Bài C1 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Hãy so sánh hai lực F1 và F2.

Lời giải:

Ta có:

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

Bài C2 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Hãy so sánh hai quãng đường đi được s1 và s2.

Lời giải:

Ta có: s2 = 2s1

Bài C3 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Hãy so sánh công của lực F1 (A1= F1.s1) và công của lực F2 (A2 = F2.s2).

Lời giải:


Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

và s2 = 2s1 nên ta có:

Bài C3 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Do đó: A1 = A2

Bài C4 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Dựa vào các câu trả lời trên hay chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về ….(1)…. thì lại thiệt hai lần về …(2)…..nghĩa là không được lợi về…(3)….

Lời giải:

Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lai thiệt hai lần về đường đi, nghĩa là không đuợc lợi về công.

Bài C5 (trang 50 SGK Vật Lý 8)

Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).

Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m. Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván dài 2m.

Hỏi:

a. Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?

b. Trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn?

c. Tính công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.

Lời giải:

a. Trường hợp thứ nhất: lực kéo nhỏ hơn 2 lần.

b. Trong cả 2 trường hợp, công của lực kéo bằng nhau.

c. Vì không có ma sát nên công của lực kéo trên mặt phẳng nghiêng cũng bằng công nâng trực tiếp vật lên sàn ô tô:

A = F.S = P.h = 500.1 = 500J.

Bài C6 (trang 51 SGK Vật Lý 8)

Để đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây đi một doạn là 8m. Bỏ qua ma sát.

a. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.

b. Tính công nâng vật lên.

Lời giải:

a. Khi kéo vật lên đều bằng ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng phân nửa trọng lượng của vật, nghĩa là:

F = P/2 = 420/2 = 210N

Dùng ròng rọc động lợi hai lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường đi nên độ cao đưa vật lên thực tế bằng phân nửa quãng đường dịch chuyển của ròng rọc, nghĩa là:

h = 8 : 2= 4m

b. Công nâng vật lên là: A = P.h = 420.4 = 1680J.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công.

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản luôn thiệt về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

– Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

– Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

– Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

– Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

A. Ròng rọc

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Tất cả các đáp án trên

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

– Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

– Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

– Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

– Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách thứ nhất: kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng

Cách thứ hai: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng

So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng.

A. Công thực hiện cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần

B. Công thực hiện cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn

C. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau

Lời giải:

Ta có: Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Ở các cách:

+ Cách 1: Lợi về đường đi, thiệt về lực

+ Cách 2: Lợi về lực, thiệt về đường đi

Còn công thực hiện ở hai cách đều như nhau

Đáp án cần chọn là: D

Bài 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công

Lời giải:

Ta có:

– Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

– Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

– Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

– Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

=> A – sai vì: Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công

Đáp án cần chọn là: A

Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2m. 

Bài 7: So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong 2 trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

Lời giải:

Công của lực kéo trong 2 trường hợp trên bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1 m theo phương thẳng đứng

Đáp án cần chọn là: B

Bài 8: Trong trường hợp nào người ta kéo một lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?

A. Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

B. Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

C. Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

D. Trường hợp thứ hai lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

Lời giải:

Ta có:

+ Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi

– Đường đi của thùng thứ nhất là s1 = 4m

– Đường đi của thùng thứ hai là s2 = 2m

+ Lại có, công: A = Fs

Công tỉ lệ thuận với lực và quãng đường đi được

+ Công sử dụng trong hai trường hợp là như nhau

s2 nhỏ hơn s1 hai lần => lực F2 lớn hơn lực F1 hai lần

Hay: Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

Đáp án cần chọn là: B

Bài 9: Trong trường hợp thứ nhất công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô là bao nhiêu?

A. A = 400J

B. A = 500J

C. A = 450J

D. A=550J

Lời giải:

Ta có: Công của lực kéo trong 2 trường hợp trên bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1 m theo phương thẳng đứng

Công để đưa vật lên cao 1m1m theo phương thẳng đứng là:

A = P.h = 500.1 = 500J

Đáp án cần chọn là: B

Bài 10: Để đưa vật có trọng lượng P = 500N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 210N; h = 8m; A = 1680J

B. F = 420N; h = 4m; A = 2000J

C. F = 210N; h = 4m; A = 16800J

D. F = 250N; h = 4m; A = 2000J

Lời giải:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Ta có:

+ Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi

Ta suy ra:

– Lực kéo của vật : Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

– Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 8m, ta có:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

+ Công nâng vật lên là: A = Fs = Ph = 500.4 = 2000J

Đáp án cần chọn là: D

Bài 11: Để đưa vật có trọng lượng P = 650N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 10m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 650N; h = 10m; A = 6500J

B. F = 650N; h = 5m; A = 3250J

C. F = 325N; h = 10m; A = 3250J

D. F = 325N; h = 5m; A = 1625J

Lời giải:

Ta có:

+ Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi

Ta suy ra:

– Lực kéo của vật : Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

– Gọi h là độ cao nâng vật lên, s = 10m, ta có: Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

+ Công nâng vật lên là: A = Fs = Ph = 325.5 = 1625N

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: D

Bài 12: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

A. H = 81,33%

B. H = 83,33%

C. H = 71,43%

D. H = 77,33%

Lời giải:

Ta có:

+ Trọng lực của vật: P = 10m = 10.50 = 500N

+ Theo định luật công cơ học,

Để nâng vật lên cao h = 2m, ta phải thực hiện một công: A = Ph = 500.2 = 1000J

– Do không có ma sát nên ta thực hiện một lực kéo 125N vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

– Công thực tế là:

Atp = 175.8 = 1400J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Bài 13: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 75kg lên cao 1,5m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 112,5N. Thực tế có ma sát và lực kéo là 165N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

A. H = 81,33%

B. H = 68,18%

C. H = 71,43%

D. H = 77,33%

Lời giải:

Ta có:

+ Trọng lực của vật: P = 10m = 10.75 = 750N

+ Theo định luật công cơ học,

Để nâng vật lên cao h = 1,5m, ta phải thực hiện một công:

A = Ph = 750.1,5 = 1125J

– Do không có ma sát nên ta thực hiện một lực kéo 112,5N vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

– Công thực tế là:

Atp = 165.10 = 1650J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: B

Bài 14: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

A. A=3800J

B. A=4200J

C. A=4000J

D. Một giá trị khác

Lời giải:

Ta có:

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.37,5 = 375N

+ Công có ích để nâng vật: A = Ph = 375.5 = 1875J

+ Công của lực ma sát: Ams = Fms.s = 20.40 = 800J

Công người đó sinh ra là: Atp = A + Ams = 1875 + 800 = 2675(J)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 15: Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m, dốc dài 40m. Tính công do người đó sinh ra. Biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N và cả người cùng xe có khối lượng 60kg.

A. A = 3800J

B. A = 4200J

C. A = 4000J

D. Một giá trị khác

Lời giải:

Ta có:

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.60 = 600N

+ Công có ích để nâng vật: A = Ph = 600.5 = 3000J

+ Công của lực ma sát: Ams = Fms.s = 20.40 = 800J

Công người đó sinh ra là: Atp = A + Ams = 3000 + 800 = 3800(J)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 16: Người ta dùng một lực 350N kéo một vật 65kg lên nhờ mặt phẳng nghiêng dài 3,5m, cao 0,8m. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng có thể nhận giá trị nào sau:

A. H = 22,86%

B. H = 42,45%

C. H = 32,86%

D. H = 52,86%

Lời giải:

Ta có:

– Chiều dài mặt phẳng nghiêng: l = 3,5m

– Chiều cao của mặt phẳng nghiêng: h = 0,8m

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.65 = 650N

+ Công có ích là: Aich = P.h = 650.0,8 = 520J

+ Công của của lực kéo: A = F.l = 350.3,5 = 1225J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: B

Bài 17: Người ta dùng một lực 325N kéo một vật 75kg lên nhờ mặt phẳng nghiêng dài 5m, cao 1,5m. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng có thể nhận giá trị nào sau

A. H = 69,2%

B. H = 42,5%

C. H = 32,86%

D. H = 52,86%

Lời giải:

Ta có:

– Chiều dài mặt phẳng nghiêng: l = 5m

– Chiều cao của mặt phẳng nghiêng: h = 1,5m

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.75 = 750N

+ Công có ích là: Aich = P.h = 750.1,5 = 1125J

+ Công của của lực kéo: A = F.l = 325.5 = 1625J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18: Người ta dùng một lực 400N kéo một vật 75kg lên nhờ mặt phẳng nghiêng dài 3,5m, cao 0,8m. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng có thể nhận giá trị nào sau:

A. H = 32,86%

B. H = 42,86%

C. H = 22,86%

D. H = 52,86%

Lời giải:

Ta có:

– Chiều dài mặt phẳng nghiêng: l = 3,5m

– Chiều cao của mặt phẳng nghiêng: h = 0,8m

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.75 = 750N

+ Công có ích là: Aich = P.h = 750.0,8 = 600J

+ Công của của lực kéo: A = F.l = 400.3,5 = 1400J

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: B

Bài 19: Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N. Công người đó thực hiện là bao nhiêu?

A. A = 3400J

B. A = 2800J

C. A = 3200J

D. A = 3000J

Lời giải:

Ta có:

+ Khi dụng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi

Độ cao cần đưa vật lên là h = 10m => quãng đường di chuyển qua ròng rọc:

s = 2h = 2.10 = 20m

+ Công người đó thực hiện là: A = Ph = Fs = 150.20 = 3000J

Đáp án cần chọn là: D

Bài 20: Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 7m với lực kéo 160N. Công người đó thực hiện là bao nhiêu?

A. A = 3240J

B. A = 2800J

C. A = 3200J

D. A = 2240J

Lời giải:

Ta có:

+ Khi dụng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi

Độ cao cần đưa vật lên là h = 7m => quãng đường di chuyển qua ròng rọc:

s = 2h = 2.7 = 14m

+ Công người đó thực hiện là: A = Ph = Fs = 160.14 = 2240J

Đáp án cần chọn là: D

Bài 21: Người ta kéo vật có khối lượng m = 45kg lên mặt phẳng nghiêng dài 16m, cao 1,5m. Lực cản do ma sát là FC = 24N. Coi vật chuyển động đều. Công của người kéo có thể nhận giá trị nào sau:

A. A = 1590J

B. A = 15900J

C. A = 10590J

D. Một giá trị khác

Lời giải:

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.45 = 450N

+ Công của trọng lực: A1 = P.h = 450.1,5 = 675J

+ Công cản của lực ma sát là: A2 = F.s = 24.16 = 384J

Công của người kéo: A = A1 + A2 = 675 + 384 = 1059J

Đáp án cần chọn là: D

Bài 22: Người ta kéo đều một vật có khối lượng m = 75kg lên mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 1,5m. Lực cản do ma sát là FC = 20N. Công của người kéo thực hiện là:

A. A = 1325J

B. A = 1225J

C. A = 1500J

D. Một giá trị khác

Lời giải:

+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.75 = 750N

+ Công của trọng lực: A1 = P.h = 750.1,5 = 1125J

+ Công cản của lực ma sát là: A2 = F.s = 20.10 = 200J

Công của người kéo: A = A1 + A2 = 1125 + 200 = 1325J

Đáp án cần chọn là: A

Bài 23: Dùng hệ thống gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định để kéo vật lên thì cho ta lợi bao nhiêu lần về lực?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

A. Lợi 8 lần về lực

B. Lợi 4 lần về lực

C. Lợi 6 lần về lực

D. Lợi 2 lần về lực

Lời giải:

Dùng hệ thống 3 ròng rọc động khi kéo vật lên cho ta lợi 3.2 = 6 lần về lực

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 14 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Bài 24: Phát biểu nào sau đây về máy cơ đơn giản là đúng?

A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.

D. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

Lời giải:

Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 25: Đưa một vật nặng có trọng lượng P lên cùng độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên theo phương mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào sau đây đúng?

A. Công ở cách hai lớn hơn vì đường đi dài hơn.

B. Công ở cách hai nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.

C. Công ở hai cách bằng nhau và bằng P.h.

D. Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn P.h.

Lời giải:

Công ở hai cách bằng nhau và bằng P.h.

Đáp án cần chọn là: C

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công do Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Định luật về công. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Chuyên mục: Vật Lý 8

Nguồn chia sẻ: https://c3lehongphonghp.edu.vn https://c3lehongphonghp.edu.vn/vat-li-8-bai-14-dinh-luat-ve-cong/

Bạn thấy bài viết
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14
có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14
bên dưới đểHọc viện Anh ngữ toàn diện NYSE có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: nyse.edu.vn của Học viện Anh ngữ toàn diện NYSE

Nhớ để nguồn bài viết này:
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14
của website nyse.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

[expander_maker more=”Xem thêm chi tiết về
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14
” less=”Read less”]

Tóp 10
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Video
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

Hình Ảnh
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Tin tức
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Review
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Tham khảo
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Mới nhất
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Hướng dẫn
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

#Vật #Lí #Bài #Định #luật #về #công #Giải #bài #tập #SGK #Vật #Lí #Bài

Tổng Hợp
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

Wiki về
Vật Lí 8 Bài 14: Định luật về công – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 14

[/expander_maker]

Xem thêm bài viết hay:  Decide là gì? Cách sử dụng cấu trúc decide trong tiếng Anh

Leave a Comment